Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 89)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý nợ xấu

Để việc xử lý nợ xấu đƣợc kịp thời, đạt đƣợc hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thƣờng xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.

Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần đƣợc theo dõi thƣờng xuyên để nhận thấy đƣợc những khả năng diễn biến xấu đi của của các khoản vay cũng nhƣ tình trạng khách hàng. Việc giám sát khoản vay đƣợc thực hiện thông qua 2 khâu:

 Rà soát và phân tích báo cáo tài chính.

 Thăm thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định đƣợc sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xƣởng, máy móc, thiết bị và tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, việc đầu tƣ sử dụng vốn vay có đảm bảo đúng mục đích hay không.

3.2.2.2 Mở rộng và tăng cƣờng các giải pháp thu hồi nợ vay

Trong xử lý thu hồi nợ xấu, cần thực hiện các bƣớc tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà làm xấu đi những mối quan hệ đã đƣợc thiết lập với khách hàng, đặt biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

 Làm rõ thực trạng kinh doanh, TSĐB, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình SXKD, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý TSĐB.

 Lựa chọn phƣơng pháp xử lý: việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý cần áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Với thực trạng nợ xấu của các NHTM nói chung và tại NHLV-CNSG nói riêng ở thời điểm hiện tại là đang có dấu hiệu gia tăng số lƣợng nợ xấu, đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, nếu phân loại nợ xấu theo Điều 7 của Quyết định 493/NHNN hay trong năm 2014 là theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 thì số nợ xấu thực tế sẽ còn tăng lên nhiều.

Vì vậy, NHLV cần nhanh chóng nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng các hình thức xử lý nợ xấu có tính tiên tiến, áp dụng hiệu quả với một lƣợng lớn nợ xấu phát sinh:

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp

Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, Chi nhánh cần tiến hành các biện pháp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay trong thời gian ngắn nhất. CBTD có thể tƣ vấn trực tiếp hay cùng bàn bạc cụ thể với khách hàng về tìm nguồn trả nợ. Đây đƣợc xem là phƣơng pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất nhƣng hiệu quả mang lại không phải là nhỏ.

Để nâng cao hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, Chi nhánh cần xây dựng một cơ chế thƣởng hấp dẫn đối với tất cả các đối tƣợng hỗ trợ, giúp đỡ Ngân hàng thu hồi nợ xấu bao gồm cả cán bộ, nhân viên cũng nhƣ các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Nhằm tối đa hóa giá trị các khoản nợ xấu thu hồi, Chi nhánh cần xây dựng nguyên tắc thƣởng theo phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi đƣợc.

Cơ cấu lại nợ

Nếu xét thấy các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣng chƣa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và vẫn hoạt động SXKD bình thƣờng và Ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển

trong tƣơng lai thì Ngân hàng nên xem xét việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bới sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng tiếp tục có cơ hội SXKD và có nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng.

Thanh lý TSĐB

Biện pháp này đƣợc thực hiện khi ngƣời đi vay không sẵng lòng chi trả, có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn đƣợc.

Đối với các khoản vay có TSĐB mà các tài sản này Ngân hàng có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đƣa vào sử dụng, hoặc đem góp vốn liên doanh…

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị của TSĐB mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, cũng có trƣờng hợp khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản (nhất là nhà đất), không giao giấy tờ sở hữu tài sản, tài sản có biến động không đƣợc thể hiện trong hợp đồng thế chấp… chƣa kể việc xử lý TSĐB bằng cách khởi kiện mất nhiều thời gian, chi phí, thủ tục phức tạp ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngay cả khi ngân hàng nhận đƣợc ủy quyền xử lý TSĐB thì với tƣ tƣởng thiếu hợp tác, khách hàng sẽ khiếu kiện, gây khó khăn cho việc thực hiện ủy quyền xử lý TSĐB vì tài sản có tranh chấp không đƣợc thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Do đó, Ngân hàng nên cân nhắc việc xử lý TSĐB này nên kết hợp giao cho CBTD và nhân viên có nghiệp vụ tố tụng dân sự, có hiểu biết về pháp luật, bởi sự nhiêu khê trong thủ tục, tính phức tạp trong pháp lý khi xử lý TSĐB.

Triển khai và thực hiện việc mua bán nợ

Việc nhanh chóng đƣa AMC của NHLV đi vào hoạt động sẽ giúp việc xử lý nợ xấu tại các chi nhánh trở nên chuyên nghiệp hơn, bên cạnh đó còn giải phóng thời gian cho các cán bộ Phòng Khách hàng.

AMC sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của những khoản nợ khó đòi thuộc hệ thống NHLV để quản lý, khai thác;

 Phát mại, bán đấu giá tài sản theo hình thức thu tiền một lần, nhiều lần;  Cho thuê tài sản;

 Góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp bằng các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đã đƣợc giao cho công ty quản lý, khai thác;

 Đầu tƣ, cải tạo để nâng cấp, thay đổi công năng tài sản phù hợp với các mục đích và yêu cầu sử dụng tài sản;

 Định giá tài sản (không bao gồm dịch vụ giám định hàng hóa, định giá thuộc thẩm quyền nhà nƣớc): định giá TSĐB trong hệ thống NHLV;

 Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và TSĐB nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất;

 Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật;  Mua bán nợ tồn đọng của các TCTD khác, của các AMC của NHTM khác

theo quy định của pháp luật;

 Đƣợc quyền chủ động xử lý các TSĐB nợ vay kể cả tài sản là bất động sản thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng theo các hình thức: môi giới mua bán bất động sản hay tƣ vấn trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty trong việc vừa bảo đảm thu hồi nợ đồng thời vừa tạo thêm thu nhập, giảm gánh nặng chi phí cho Ngân hàng.

Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Trên phƣơng diện lý thuyết, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu là một trong những giải pháp có nhiều ƣu điểm và thực tế cũng đã đƣợc ứng dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới, điển hình là các ngân hàng Mỹ (đã triển khai giao dịch từ những năm 90). Bên cạnh đó, đang có sự bàn cãi xung quanh việc liệu các chứng khoán có nguồn gốc là các món nợ xấu có thực sự là an toàn cho hệ thống kinh tế hay không.

Đồng thời, để có thể chứng khoán hóa đƣợc các món nợ xấu của mình, ngân hàng phát hành cần có một lƣợng nợ xấu đủ lớn, chia thành các gói có đặc tính tƣơng đồng. Bên cạnh đó là sự khó khăn do chƣa có hành lang pháp lý ở Việt Nam và thị trƣờng chứng khoán của chúng ta chƣa đủ mức phát triển để có thể bán các chứng khoán có nguồn gốc là các khoản nợ xấu một cách thuận lợi.

Tuy khó khăn nhƣ vậy nhƣng đây là phƣơng pháp rất hiện đại và có rất nhiều lợi ích cho ngân hàng, bởi vì thông qua đó mà ngân hàng có thể rút ngắn đƣợc thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một phƣơng tiện tài trợ mới, giảm đƣợc các chi phí có tính chất thuế cũng nhƣ tăng thu nhập từ thuế.

Tuy điều kiện hiện tại chƣa hội đủ để có thể ứng dụng ngay phƣơng pháp này, song Chi nhánh cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu vế nội dung chứng khoán hóa các khoản nợ xấu để khi hội đủ điều kiện giao dịch có thể triển khai ngay một cách hiệu quả nhất.

3.2.3Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1 Phát triển công nghệ ngân hàng

NHLV nên hình thành và xây dựng các thông tin tín dụng thành hệ thống theo mô hình trung tâm thông tin tín dụng của riêng Ngân hàng. Trung tâm sẽ tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng nhƣ xây dựng đánh giá về các ngành SXKD, làm cơ sở trong phân tích tín dụng. Bên cạnh việc phản ánh thực trạng thì hệ thống thông tin này phải có tính dự báo, đƣa ra các giải pháp phòng ngừa và phản ánh đƣợc đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn hoạt động. Việc xây dựng này sẽ dựa trên:

 Nguồn thông tin về khách hàng mà Ngân hàng tự thu thập đƣợc.

 Nguồn thông tin từ các trung tâm thông tin tín dụng (hiện nay có trung tâm thông tin tín dụng của NHNN và 3 trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân).

Bên cạnh đó, hệ thống này nên ở dƣới dạng mở để kết nối với hệ thống các ngân hàng khác. Hệ thống sẽ sử dụng các mô hình hoặc các công cụ, phần mềm để phân tích dữ liệu một cách khoa học và cho ra các dự báo trong tƣơng lai.

3.2.3.2 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một mô hình quản lý nợ xấu có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhƣng những con ngƣời cụ thể vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một số khuyến nghị cho NHLV-CNSG trong việc này là:

 Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trƣờng đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lƣới, quy mô kinh doanh của Ngân hàng trong tƣơng lai.

 Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

 Tăng cƣờng công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thƣờng xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng nhƣ khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hƣớng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hằng ngày, đào tạo nâng

cao cho các cán bộ chủ chốt và đã đƣợc quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

 Xây dựng chế độ đánh giá, khen thƣởng và kỹ luật dựa trên chất lƣợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Một điều khá tế nhị trong công tác nhân sự, đặc biệt là trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng là những cán bộ không thể hiện rõ chính kiến của mình trong thẩm định tín dụng mà theo chỉ đạo của cấp trên, cho dù trên thực tế những khoản vay đó đã bị quá hạn, mất vốn rất cao nhƣng những cán bộ này vẫn đƣợc đề bạt vào những vị trí lãnh đạo. Do đó không thể tạo lập đƣợc sự phân định rõ ràng và có trách nhiệm tách bạch giữa thẩm định và quyết định cho vay, không có khả năng đƣa ra các kết quả thẩm định khách quan và trung thực. Các quy định về khen thƣởng và kỷ luật phải đƣợc thống nhất trong toàn hệ thống và phải đƣợc thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

 Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng.

3.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 3.3.1Khuyến nghị với Chính phủ 3.3.1Khuyến nghị với Chính phủ

3.3.1.1 Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thƣơng mại trong công tác thu hồi nợ xấu

Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay để giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn khi thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu, tránh tình trạng dây dƣa, kéo dài ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ và sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.

vƣớng mắc về cơ chế pháp lý cho việc thu hồi. Nó vừa thiếu, vừa thừa, vừa mâu thuẫn lại không nghiêm trong việc chấp hành, lại thêm phần chậm trễ trong thi hành án, vừa vƣớng mắc ở những văn bản pháp luật,… đến các văn bản khác thấp hơn. Do đó, cần phải thiết lập một cơ chế pháp lý khắc phục những bất cập hiện hành. Cơ chế này phải đặc trƣng và phù hợp với đặc điểm của hoạt động tín dụng ở nƣớc ta. Và nhất thiết khi ban hành văn bản mới phải có tính pháp lý cao hơn thì mới có thể giải quyết đƣợc tình trạng hiện nay. Ngay khi có những quy định phù hợp về thủ tục cũng nhƣ trình tự thu hồi nợ cần phải có sự nghiêm chỉnh trong việc thực thi của Nhà nƣớc và của toàn xã hội. Việc xử lý nợ tồn đọng không nên chỉ coi là của các Bộ ngành ngân hàng mà đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực quan tâm của các cấp, các ngành.

 Việc sửa đổi quy định bất hợp lý của Luật Phá sản theo hƣớng thừa nhận tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)