Cácc hỉ số thể hiện rủi ro thanh khoả n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Các tỷ lệ này dùng để so sánh mức độ thanh khoản của tài sản, của tiền gửi và vay ngắn hạn, của các khoản tín dụng hiện tại. Các tỷ lệ này càng cao, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng càng thấp. Nhóm tỷ lệ này bao gồm nhiều loại chỉ số trong đó, ngân hàng có thể dùng một hoặc một số chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng mình.

- Tỷ lệ thanh khoản tài sản 1: Tổng tài sản thanh khoản cao / Tổng tài sản

Trong đó: Tổng tài sản thanh khoản cao bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM khác, tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM khác, chứng khoán chính phủ ngắn hạn, chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi cao và các khoản cho vay có khả năng chuyển đổi cao.

- Tỷ lệ thanh khoản tài sản 2: Dự trữ sơ cấp trong ngân hàng / Tổng tài sản

Cách quy định tỷ lệ dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp tuỳ thuộc vào tính hình tài chính, khả năng kinh doanh của từng ngân hàng và thông lệ tại từng quốc gia.

Thông thường, dự trữ sơ cấp gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM khác và chứng khoán chính phủ ngắn hạn.Dự trữ thứ cấp trong ngân hàng: Tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM khác, chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi cao và các khoản cho vay có khả năng chuyển đổi cao.

- Tỷ lệ thanh khoản tiền gửi: Tiền gửi ngắn hạn / Tiền vay ngắn hạn

Tỷ lệ này phản ảnh mức độ thanh khoản của các khoản tiền gửi và vay ngắn hạn là bao nhiêu.

- Tỷ lệ thanh khoản tín dụng: Dự trữ sơ cấp trong ngân hàng / Tổng dư nợ hiện tại Tỷ lệ này phản ánh mức độ thanh khoản trên một đồng tín dụng ngân hàng cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)