Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tại Chi nhánh, vì là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống và trên địa bàn nên rủi ro tín dụng đặc biệt rất được quan tâm với quy trình quản trị rủi ro tín dụng trước, trong và sau giải ngân chặt chẽ và tính tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Ngoài việc luôn được thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các cơ quan chức năng và từ Hội sở chính, Chi nhánh luôn chủ động thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng định kỳ tháng tại phòng và định kỳ quý kiểm tra chéo, luôn thành lập các tổ kiểm tra rà soát hoạt động tín dụng thường xuyên nhằm đảm bảo hạn chế tốt nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh qua các năm đều <5% và giảm qua các năm, điển hình năm 2011 là 0.05% và 30/06/2012 là 0.47%.

Mặc dù là một trong những NHTM nhà nước, BIDV vẫn không nằm ngoài các cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, và Chi nhánh cũng phải cạnh tranh lãi suất gay gắt trong những thời gian căng thẳng thanh khỏan.Tuy nhiên, với uy tín bề dày lịch sử và chính sách linh hoạt, Chi nhánh vẫn giữ khối lượng nguồn vốn về mặt cơ bản là ổn định. Đồng thời, với chiến lược sử dụng nguồn so với nguồn vốn huy động ở một mức độ nhất định, nên khả năng đối mặt căng thẳng thanh khỏan do lãi suất của Chi nhánh là không quá nguy hiểm.

Trong hoạt động sử dụng vốn, Chi nhánh tập trung vào hoạt động tín dụng là chủ yếu, đầu tư khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì xuất phát từ ngân hàng hoạt động trọng tâm và truyền thống là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước nên tỷ trọng tín dụng tại Chi nhánh trước năm 2007 chủ yếu tập trung ngành xây lắp, dự án bất động sản, công nghiệp nặng, xuất nhập khẩu và đa phần tập trung các doanh nghiệp quy mô lớn... Tuy nhiên, sau những năm khởi sắc của ngành ngân hàng đặc biệt là từ năm 2007 trở về sau, Chi nhánh cũng đã bắt đầu mở rộng thị phần tín dụng, đa dạng hóa đối tượng, ngành nghề phục vụ như dịch vụ, công nghiệp nhẹ, thương mại, thủy sản, chế biến... và các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Việc đa dạng hóa đối tượng, ngành nghề phục vụ trong phân khúc khách hàng góp phần giảm thiểu rủi ro tập trung từ đó giảm thiểu rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh.

Là một chi nhánh của hệ thống NHTM lớn, việc ý thức những thông tin nhạy cảm ngoài thị trường luôn được nâng cao. Chi nhánh quản trị thông tin từ nội bộ đến các tác nhân bên ngoài khá chặt chẽ nhằm tránh tình trạng rủi ro danh tiếng có thể xảy ra, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, Chi nhánh cũng nâng cao việc quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro nội nhật nhằm đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và đảm bảo rủi ro thanh khỏan nói riêng.

2.2.3. So sánh thực tế rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)