Khủng hoảng tại Ngânhàng Northern Rock Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 39)

- Nguyên nhân:Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp, Công tác quan hệ công chúng (PR) của Northern Rock quá yếu, Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng, Hệ thống bảo hiểm tiền gửi không phát huy tác dụng trong việc tạo niềm tin và trấn an dư luận đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, Sự “thổi phồng” thông tin của báo giới.

- Diễn biến:

+ Chiến lược huy động vốn của Northern Rock là 25% lấy từ khoản tiền gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ bán buôn và 50% từ việc chứng khoán hóa. Mô hình huy động vốn và rất hiệu quả này là Northern Rock bán một nửa hợp đồng cho vay cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn.

+ Trước tình hình tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, Northern Rock đã gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay. Northern Rock buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động.

+ Báo chí Anh đưa ra nhiều thông tin giật gân: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan... Trong 3 ngày 14, 15 và 17/09/2007 khoảng 3 tỷ Bảng Anh đã được rút ra.

+ Trước tình hình khó khăn, Northern Rock đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE).BOE đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng số người rút tiền vẫn chưa giảm. Những phát biểu mang tính trấn an dư luận của NHTW Anh, Bộ Tài Chính khẳng định Northern Rock là ngân hàng an toàn, làm ăn có lãi đã không mang lại kết quả như mong đợi.Chính phủ Anh tuyên bố sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiết kiệm ở Northern Rock, thậm chí trong trường hợp vỡ nợ.Tháng 01/2008, Northern Rock bán một phần tài sản của mình cho ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ JP Morgan với giá 2.25 tỷ bảng (4.4 tỷ USD), tương đương 2% tổng tài sản và dùng số tiền này để trả một phần khoản vay khẩn cấp từ ngân hàng trung ương trước đây (49 tỷ USD).

+ Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock. Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng, ngày 21/02/2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa.

Qua cuộc khủng hoảng thanh khoản tại Northern Rock và diễn biến trên, có thể thấy, mặc dù với mô hình huy động vốn khá thành công trong những năm hoạt động trước đó, tuy nhiên, ngân hàng này chưa thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản một cách đầy đủ. Northern Rock chưa thiết kế được chính sách để nhận dạng các mối lo ngại về thanh khoản ngay từ giai đoạn đầu, từ đó có thể kịp thời tránh khủng hoảng trầm trọng. Chưa có kế hoạch tài trợ dự phòng, chưa thực hiện dự báo, đo lường rủi ro có thể xảy ra trong các tình huống khác nhau và những biện pháp phòng tránh tích cực. Mặc dù, có nỗ lực bán tài sản nhằm cứu thanh khoản tuy nhiên lại là bán tháo tài sản mang tính thanh khoản kém.Mô hình huy động vốn quá mạo hiểm, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm khá khiêm tốn trong khi nguồn từ chứng khoán hóa khoản vay lên đến 50%, cho thấy sự bất ổn trong cơ cấu nguồn của Northern Rock.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)