Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

- Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

Quản trị rủi ro thanh khoản nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản - nợ (ALM) tại ngân hàng thương mại. Do đó quản trị rủi ro thanh khoản cần được thực hiện bởi các bộ phận sau:

+ Thứ nhất, Hội đồng quản lý rủi ro (RMC): trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện giám sát và đưa ra các chính sách tổng thể, các hạn mức về toàn bộ rủi ro của ngân hàng, trong đó phải bao gồm rủi ro thanh khoản. Hội đồng này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ hội đồng quản trị trong việc xác định khẩu vị rủi ro cho toàn ngân hàng. + Thứ hai, Hệ thống quản trị tài sản - nợ: có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảng cân đối để đạt được lợi nhuận lớn nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ định hướng chung về rủi ro của ngân hàng, từ đó có vai trò chính trong việc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Các bộ phận liên quan trong hệ thống này bao gồm:

• Hội đồng quản lý tài sản - nợ (ALCO): là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc điều hành bộ máy ALM, có thể bao gồm ALCO ở cấp lãnh đạo (Board ALCO) và ALCO ở cấp quản lý (Management ALCO). Các ngân hàng vừa và nhỏ hoặc chỉ hoạt động tại một quốc gia có thể chỉ xây dựng một ALCO ở cấp quản lý.

ALCO cấp lãnh đạo ALCO cấp quản lý • trực thuộc Hội đồng quản trị • quản lý chiến lược • ra các chính sách chiến lược quản trị tài sản - nợ • hỗ trợ hội đồng quản trị trong việc giám sát hoạt động ALM • trực thuộc Ban điều hành • quản lý chiến thuật • ra các quyết định để thực hiện và triển khai các chính sách được ALCO cấp lãnh đạo đề ra

• điều hành và giám sát hoạt động ALM

• Bộ phận ALM (ALM unit/desk): là nơi ứng dụng và phát triển chương trình quản trị rủi ro; nhận biết, đo lường và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng như nguy cơ rủi ro thanh khoản (và rủi ro lãi suất) từ hoạt động kinh doanh của phòng

nguồn vốn; kiểm định tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản hàng năm cũng như đưa ra các đề xuất về hạn mức rủi ro thanh khoản. ALM cũng là bộ phận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống. ALM có thể nằm trong khối tài chính, khối quản trị rủi ro hoặc khối nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên lí tưởng nhất vẫn là thuộc khối tài chính hoặc khối nguồn vốn.

• Khối Nguồn vốn: dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các phòng kinh doanh và bộ phận ALM. Các phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của ngân hàng, qua đó cung cấp số liệu thường xuyên cho bộ phận ALM.

+ Thứ ba, Bộ phận kiểm soát nội bộ: hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý rủi ro, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý rủi ro và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường.

- Nhận biết rủi ro - Dự báo thanh khoản

Trong hoạt động kinh doanh thường nhật ẩn chứa các dấu hiệu về tính thanh khoản của ngân hàng. Bằng cách thu thập thông tin, nhận xét và đánh giá tình hình, các nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các tín hiệu sớm về khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Các tín hiệu thị trường này bao gồm:

+ Uy tín trong dân cư. Một khi uy tín sụt giảm, khả năng khách hàng rút tiền với số lượng lớn là rất cao, dễ đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản cao do đó ngân hàng cần nắm được các thông tin về mức độ tin cậy của các cá nhân và tổ chức, đặc biệt là khách gửi tiền, đánh giá mức độ này có giảm sút do họ mất lòng tin vào khả năng thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn của ngân hàng hoặc nghi ngờ ngân hàng đang thiếu tiền mặt hay không.

+ Giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường. Vì tâm lý nhà đầu tư trước mỗi biến động của thị trường đều được phản ánh qua thị giá cổ phiếu nên khi thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm thường ám chỉ niềm tin của các nhà đầu tư giảm sút. Từ đó cần phải tìm hiểu xem liệu có phải họ lo ngại về tình hình hoạt động không khả

quan của ngân hàng và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trong tương lai hay không.

+ Các mức lãi suất ngân hàng đang sử dụng. Nếu mức lãi suất huy động ngân hàng áp dụng hoặc mức lãi suất đi vay ngân hàng chấp nhận cao hơn mức lãi suất chung của thị trường một cách bất thường thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao. Tình trạng này báo hiệu việc thiếu cung thanh khoản dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trước mắt.

+ Giá tài sản ngân hàng bán ra. Việc ngân hàng phải chấp nhận bán tài sản vội vàng và với giá thấp mặc dù phải chịu lỗ lớn để có thể bù đắp vào cung thanh khoản là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Dựa vào tần suất bán tài sản theo phương thức này suy đoán tính trầm trọng của tình hình thanh khoản. + Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ phía khách hàng. Ngân hàng cần nắm rõ tình hình cấp tín dụng để kịp thời phát hiện những trường hợp không thể giải quyết cấp tín dụng hoặc giải ngân cho khách hàng mặc dù đáp ứng đủ các điều kiện và có hệ số tín nhiệm cao. Điều này xảy ra có thể là do ngân hàng đang phải chịu áp lực về thanh khoản.

+ Tần suất và khối lượng vay từ ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phải thường xuyên vay ngân hàng Nhà nước với khối lượng lớn để đáp ứng hoạt động kinh doanh sẽ tạo sự nghi ngờ từ phía ngân hàng Nhà nước cũng như từ chính ban quản trị của ngân hàng về khả năng thanh khoản của ngân hàng đó.

- Xác định mục tiêu quản trị trạng thái thanh khoản

Trước hết mục tiêu quản trị thanh khoản của ngân hàng được xác định là nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng với mức chi phí thấp nhất. Mặc khác, bài toán giữa chỉ tiêu sinh lời và an toàn luôn luôn được đặt ra cho các nhà quản lý. Thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng là hai tiêu chí trái ngược nhau, có tính chất đánh đổi. Muốn duy trì một tỷ lệ an toàn thanh khoản cao đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản thanh khoản nhưng ít sinh lợi hoặc hầu như không sinh lời. Và ngược lại, nếu theo đuổi mục đích lợi nhuận, ngân hàng sẽ muốn nắm giữ những tài sản sinh lợi cao, kỳ hạn dài nhưng thanh khoản kém dẫn

tới nguy cơ về rủi ro thanh khoản. Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải cân đối hợp lý giữa hai mục tiêu này để phù hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động trong từng thời kỳ của ngân hàng. Như vậy, ngân hàng quản lý thanh khoản để: đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí thấp nhất, hợp lý nhất; và dự đoán nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra.

- Các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản + Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản

Nội dung: ngân hàng bố trí các tài sản có tính thanh khoản cao để làm nguồn dự trữ thanh khoản. Mỗi khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, các tài sản dự trữ này được sử dụng là nguồn đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Những tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản có ba đặc điểm sau đây: tài sản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng; tài sản có giá cả ổn định, dù tài sản giá trị lớn như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể; thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể.

Những tài sản có tính thanh khoản cao: tiền mặt, tiền gửi của ngân hàng tại ngân hàng khác, ngoại tệ, chứng khoán chính phủ (trái phiếu, tín phiếu kho bạc).

Đặc điểm: đem lại sự chủ động cho ngân hàng trên cơ sở tạo nguồn dự trữ thanh khoản dựa trên nguồn lực bên trong ngân hàng; hướng đến mục tiêu an toàn cho ngân hàng nhưng lại là chiến lược không tạo ra hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh ngân hàng; phù hợp ngân hàng có đặc điểm là ngân hàng nhỏ, mới thành lập, mạng lưới chi nhánh hẹp, năng lực quản trị thanh khoản chưa tốt.

+ Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nợ

Nội dung: ngân hàng bố trí nguồn dự trữ thanh khoản rất thấp, có thể chỉ ngang quy định Ngân hàng Trung Ương quy định, và tập trung phần lớn nguồn vốn cho các tài sản đầu tư có khả năng sinh lời cao. Mỗi khi nhu cầu thanh khoản được cần đến, trước hết ngân hàng sử dụng nguồn dự trữ thanh khoản, và trong trường hợp nếu nguồn dự trữ thanh khoản không đủ, ngân hàng thực hiện các hoạt động tạo

nguồn theo kế hoạch đã dự kiến. Chiến lược này đặt nặng vấn đề khả năng tạo ra những nguồn mới để giải quyết vấn đề thanh khoản.

Nếu cần thanh khoản, ngân hàng có thể vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay từ Ngân hàng Trung Ương.

Đặc điểm: thứ nhất, hướng đến mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu sinh lời cho ngân hàng; thứ hai, đẩy ngân hàng đến chỗ rủi ro xuất phát từ hai nguyên nhân: tương quan bất lợi của cung - cầu trên thị trường vốn ở tại thời điểm mà ngân hàng cần huy động và chi phí huy động vốn có thể sẽ rất cao; thứ ba, phù hợp ngân hàng sau: ngân hàng lớn, đã có thâm niên hoạt động trên thị trường, có hệ thống mạng lưới tốt và có năng lực quản trị tốt đặc biệt là khả năng họach định về thanh khoản.

+ Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng

Nội dung: ngân hàng tạo ra hai phòng tuyến thanh khoản về nguồn dự trữ thanh khoản.

Phòng tuyến 1: Dựa trên các tài sản có tính thanh khoản cao, có thể xem tương tự như Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản nhưng quy mô số lượng thấp hơn và như Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nợ nhưng quy mô số lượng cao hơn.

Phòng tuyến 2: Khi phòng tuyến này không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng dựa trên những kế hoạch chủ động huy động vốn.

Đặc điểm: Chiến lược này tương đối cân bằng và được sử dụng phổ biến đối với nhiều ngân hàng.

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)