So sánh thực tế rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh với các chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Để có sự đánh giá toàn diện về thực trạng rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh, cần so sánh Chi nhánh trong mối tương quan với các chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động tương đương, và một vài khối ngân hàng khác.

Bảng 2.9: So sánh dựa trên các chỉ số thanh khoản

Đơn vị: % STT Khoản mục Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 1 vay/tiChỉ sềốn g cho ửi BIDV TPHCM 59 70 73 70 64 VCB TPHCM 55 68 73 * * Vietinbank SGD II * 71 84 * * BIDV 74 74 80 77 78 Vietinbank 67 68 78 78 77 EIB 76 63 77 55 51 ACB 43 38 50 50 45 2 Chỉ stiốề trn mạng thái ặt BIDV TPHCM 25 33 35 34 31 BIDV 18 19 17 19 17 Vietinbank 14 14 13 16 18 ACB 22 36 24 31 40 EIB 46 36 27 23 30 3 Chỉ số về cấp tín dụng (chỉ số cho vay) BIDV TPHCM 49 60 59 59 55 VCB TPHCM 49 62 59 * * Vietinbank SGD II 63 65 82 * * BIDV 63 64 68 68 71 Vietinbank 60 61 66 63 63 EIB 55 44 58 47 40 ACB 37 33 37 42 36 4 Chỉ số cấu trúc tiền gửi BIDV TPHCM 25 32 50 29 30 VCB TPHCM 75 98 103 * * Vietinbank SGD II * 52 65 * * BIDV 47 39 37 26 20 Vietinbank 37 28 34 26 23 EIB 122 63 21 13 14 ACB 240 199 133 122 63

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng [14,15,16,17,18,19,20] và kết quả tính toán của người viết (*: chưa có số liệu)

Qua bảng 2.9 ta có thể thấy:

- Chỉ số cho vay/tiền gửi thể hiện khả năng tự huy động vốn để tài trợ các khoản vay mà những khoản vay này được xem là các tài sản kém thanh khoản nhất của ngân hàng. So với khối các ngân hàng thương mại cổ phần, chỉ số này của Chi nhánh cao hơn nhiều, và tương đương với chỉ số của khối các ngân hàng quốc doanh. Có thể thấy, cho vay bình quân đạt xấp xỉ 70% vốn huy động là đạt mức trung bình cao, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát tốt.

- So với các hệ thống ngân hàng, chỉ số trạng thái tiền mặt của Chi nhánh đạt khá, chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân các khoản vay tức thời của Chi nhánh khá tốt.

- Chỉ số về cấp tín dụng (chỉ số cho vay) của Chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng cùng quy mô là khá tương đồng. So với các khối các ngân hàng quốc doanh thì Chi nhánh cũng đạt mức tương đồng, tuy nhiên, so với khối các ngân hàng thương mại cổ phần thì lại khá cao. Điều này cho thấy chi nhánh vừa đảm bảo thanh khoản vừa đảm bảo tỷ lệ dư nợ nhằm tạo lợi nhuận, trong khi đó khối ngân hàng thương mại cổ phần đảm bảo thanh khoản cao hơn duy trì tỷ lệ dư nợ tốt nhằm tạo lợi nhuận.

- Chỉ số cấu trúc tiền gửi tại Chi nhánh so với các ngân hàng khác ngoại trừ VCB TPHCM và ACB là khá cao (02 ngân hàng VCB TPHCM và ACB được xem là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền khá tốt nên cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn cao hơn). Chỉ số này cao cho thấy ngày càng có nhiều các khoản tiền gửi không kì hạn và ít hơn các khoản tiền gửi có kì hạn, làm giảm đi phần ổn định của tiền gửi. Chi nhánh cần kiểm soát cơ cấu nguồn này nhằm đảm bảo rủi ro thanh khoản được kiểm soát tốt.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CHI NHÁNH

Để dự báo cung cầu thanh khoản cho một khoảng thời gian trong tuơng lai định kỳ (thuờng là theo tháng và quý), Chi nhánh thống kê số liệu và dự báo theo các bước sau:

- Bước 1: Bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ báo cáo về tình hình huy động vốn, tín dụng, thanh toán, ngân quỹ…để phòng Kế hoạch - Tổng hợp tính toán được cung cầu thanh khoản. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp thuộc phòng Kế hoạch - Tổng hợp nắm bắt thông tin thị trường, báo cáo để có dự đoán về thay đổi lãi suất, tỷ giá và xu hướng của nền kinh tế.

- Bước 2: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp lập báo cáo và phân tích rủi ro thanh khoản.

- Bước 3: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp kiến nghị với Ban giám đốc về thanh khoản.

- Bước 4: Ban giám đốc ra quyết định và Phòng Kế hoạch - Tổng hợp thực hiện quyết định thanh khoản

2.3.2. Xây dựng hành lang pháp lý quy định

Hội sở chính đã ban hành quy định về quản lý thanh khoản vào tháng 03/2007. Mục đích của quy định này nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của toàn hệ thống với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động; giảm thiểu rủi ro thanh khoản thông qua quá trình nhận biết, ước tính, theo dõi, kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Quản lý thanh khoản theo quy định của Hội sở chính dựa trên sự kết hợp 2 phương pháp: phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. Hội đồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO) chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.

2.3.3. Sự chấp hành quy định về an toàn thanh toán đối với hệ thống ngân hàng hàng

Chi nhánh luôn chú trọng tuân thủ chặt quy định về quản lý thanh khoản của Hội sở chính điển hình là tuân thủ chặt chẽ các quy định về hệ số Q (hệ số dư nợ /huy động) được Hội sở chính giao.

Bảng 2.10: Hệ số Q của Chi nhánh

Đơn vị: %

STT Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011 30/06/2012

1 (HHội sệ sởố giao) Q 0.73 0.72 0.75 0.73 0.70 không quy tạm thờđịi nh 2 Hệ sốđạ Q Chi nhánh t được 0.59 0.70 0.73 0.70 0.64 0.79

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm [18]

2.3.4 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

BIDV thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản toàn hệ thống tại Hội Sở thông qua quản lý vốn tập trung theo cơ chế mua bán vốn nội bộ (Fund Tranfers Pricing - FTP). Trong cơ chế quản lý này, việc “vay-gửi” vốn được thay thế bằng “mua-bán” vốn giữa các chi nhánh và Hội Sở, cùng với hoạt động này thì rủi ro thanh khoản được chuyển về Hội Sở chính.

Tuy nhiên, Hội Sở chính có quy định hệ số Q (hệ số dư nợ /huy động) đối với các chi nhánh. Với hệ số Q được giao, chi nhánh nào có hệ số cao hơn phải giảm xuống bằng cách hoặc đẩy mạnh huy động vốn, hoặc giảm dư nợ tương ứng.

Do vậy, để đạt được hệ số Q theo quy định mà vẫn đạt hiệu quả, Chi nhánh cần có tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản trong đó phòng Kế hoạch - Tổng hợp nắm giữ nhiệm vụ này.

Các phòng kinh doanh (quan hệ khách hàng và phòng giao dịch) cần phải lập kế hoạch nhu cầu thanh toán - khoản tiền gửi cho khách hàng hay giải ngân khoản vay - báo cáo định kỳ về cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp nắm thông tin. Trên cơ sở nhu cầu đó, phòng Kế hoạch - Tổng hợp lập nên kế hoạch nhu cầu thanh khoản trong các khoảng thời gian dự trù.

2.3.5. Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Chi nhánh sử dụng phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh để phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Sử dụng các chỉ số để đánh giá nhu cầu thanh khoản. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn cũng được đưa vào phân tích đánh giá và ứng xử phù hợp.

Phương pháp này được sử dụng đánh giá hàng ngày, cùng với theo dõi diễn biến và xu hướng nguồn vốn - sử dụng vốn, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp đảm bảo hệ số

Q đúng theo quy định của Hội sở và đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

2.3.6. Đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động sử dụng vốn, vấn đề cạnh tranh lãi suất, vấn đề nợ xấu leo thang, vai trò điều hành của ALCO đối với Chi lãi suất, vấn đề nợ xấu leo thang, vai trò điều hành của ALCO đối với Chi nhánh và vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh

- Mối quan hệ giữa hoạt động sử dụng vốn và vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh

Bảng 2.11: Hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh Đơn vị: tỷđồng S T T Khoản mục Năm Bình quân 5 năm 2007 2008 2009 2010 2011 30/06/2012 1 Tổng tài sản 12,333 10,096 11,664 12,651 14,598 14,748 12,268 2 T(trổừng dủy thác, tư nợ vay ổ chức tín dụng) 6,084 6,093 6,864 7,428 8,089 8,907 6,912 3 Dự trữđảm bảo khả năng thanh khoản (tiền mặt, TGNH, TGNHNN…)

2,611 2,843 3,214 3,596 3,914 3,600 3,236 4 chTổứng dc tín dư nụợng) / T vay (trổng tài sừủy thác, tản (%) ổ 49 60 59 59 55 60 57 5 Dthanh khoự trữđảm bản / Tảo khổng tài sả năng ản (%) 21 28 28 28 27 24 26 6

(Tổng dư nợ vay

(trừủy thác, tổ chức tín dụng) + Dự trữđảm bảo khả năng thanh khoản)/ Tổng tài sản (%)

71 89 86 87 82 85 83 7 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3.25 0.11 1.67 1.07 0.05 0.47 1.23

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm [18]

Hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản là cho vay. Tổng dư nợ vay bình quân 5 năm qua chiếm 57% tổng tài sản, dự trữ đảm bảo khả năng thanh khoản chiếm 26% tổng tài sản, còn lại là sử dụng khác, tài sản cố định và tài sản khác chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng tài sản. Tỷ lệ trên cho thấy hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh khá ổn định trong các năm qua. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tích cực hơn, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012 có tăng lên nên Chi nhánh cần xem xét. Tỷ lệ này thể hiện rủi ro mất vốn mà Chi nhánh có khả năng gánh chịu với xác xuất cao nhất.

Tại Chi nhánh, với ưu thế nền tảng khách hàng quan hệ lâu đời, uy tín, quy mô lớn, nên tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động cho vay trong thời gian vừa qua. Với

nền tảng khách hàng tín dụng tốt nên dự trù thu nợ vay đến hạn luôn luôn được đảm bảo, khe hở thanh khoản luôn trong tầm kiểm soát của chi nhánh.

- Mối quan hệ giữa vấn đề cạnh tranh lãi suất và vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh Trong thời gian gần đây, cạnh tranh lãi suất luôn là vấn đề mà tất cả ngân hàng thương mại đều gặp phải, Chi nhánh cũng không nằm ngoài cuộc. Bắt nguồn từ nền kinh tế vĩ mô, lo ngại đến áp lực lạm phát, lãi suất huy động gia tăng đã tác động đến người gửi tiền, tác động đến cả kỳ hạn của tiền gửi ngân hàng. Cuộc chạy đua lãi suất từng trải qua nhiều thời kỳ “bành trướng” mà xuất phát phần lớn từ các ngân hàng nhỏ, NHNN đã vào cuộc với quy định trần lãi suất nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện song hành với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (Đưa 9 NHTM yếu kém vào giám sát đặc biệt; Hỗ trợ thanh khoản, tái cấp vốn dưới các hình thức cho vay lại hồ sơ tín dụng;…). Sau đó, cạnh tranh lãi suất lại được “biến tấu” dưới nhiều hình thức khác nhau: đa dạng hoá kỳ gửi vài ngày, một tuần, hai tuần; tỷ lệ khuyến mãi trong lãi suất huy động lớn, từ 30 – 40% so với lãi suất niêm yết, vừa tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vừa làm méo mó thị trường lãi suất. Ngoài ra, việc lãi suất huy động đồng đều giữa các kỳ hạn ngắn và trung dài hạn, đã kéo các khoản tiền gửi trung dài hạn sang ngắn hạn, ảnh hưởng đến hoạt động và cơ cấu kỳ hạn của các ngân hàng. Vì vậy hình thành nên các loại lãi suất cho vay bằng nhau, không phân biệt được khách hàng tốt hay xấu, các ngành nghề ưu tiên, các rủi ro tín dụng, cho vay ngắn trung dài hạn đều chung một mức lãi suất như nhau, dẫn đến rủi ro tín dụng lớn. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, khả năng rủi ro thanh khoản là khó thể tránh khỏi.

Mặc dù cũng đưa ra nhiều chính sách lãi suất phù hợp nhu cầu khách hàng, Chi nhánh vẫn đảm bảo huy động với lãi suất đúng theo quy định của NHNN. Chi nhánh vẫn luôn gặp nhiều sự cạnh tranh chủ yếu là các đối tượng khách hàng lớn từ phía các ngân hàng thương mại cổ phần lớn cùng địa bàn, như Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Sở giao dịch II… Mặc dù rất cố gắng trên cơ sở chính

sách tổng hòa lợi ích, cung cấp khách hàng đa dịch vụ với ưu đãi phí, cộng dịch vụ… nhưng Chi nhánh vẫn luôn đối đầu với cạnh tranh lãi suất. Tuy nhiên, vì Chi nhánh luôn đảm bảo hệ số Q (dư nợ /huy động) luôn nhỏ hơn 80% nên Chi nhánh vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời đảm bảo hệ số Q do Hội sở chính quy định.

- Mối quan hệ giữa vấn đề nợ xấu leo thang và vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/03/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202,099 tỉ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Ngoài ra, những khoản nợ xấu phát sinh ngày càng lớn, đặc biệt liên quan đến tín dụng bất động sản mà việc thu hồi nợ trong điều kiện thị trường bất động sản trầm lắng rất khó khăn. Nếu nền kinh tế vẫn trong tình trạng vừa suy thoái vừa lạm phát như giai đoạn hiện nay thì số nợ xấu sẽ gia tăng trong thời gian tới. Việc gia tăng nợ xấu tác động trực tiếp đến tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng thương mại và đặc biệt ảnh hưởng đến thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.

Một khi thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ bị ảnh hưởng thì sẽ tác động đến khả năng giải ngân tại chính ngân hàng đó, dần dần sẽ tác động lây lan sang hệ thống ngân hàng, gây rủi ro cho khả năng thanh khoản của các ngân hàng nói chung.

Tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu các năm đều < 2%, Chi nhánh cũng rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu qua các năm. Chi nhánh cũng hết sức thận trọng trong việc thẩm định khách hàng mới, khoản vay mới trên cơ sở tuân thủ quy trình tín dụng chặt chẽ kết hợp đánh giá, phân tích sâu khách hàng mới, nhằm đảm bảo nền khách hàng tốt, trả nợ tốt giảm thiểu khả năng rủi ro gây ra cho nền thanh khoản tại Chi nhánh.

- Mối quan hệ giữa vai trò điều hành của ALCO đối với Chi nhánh trong vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh

BIDV có một ban chuyên về nghiên cứu chiến lược, dự đoán chính sách tiền tệ để có thể đưa ra những chính sách điều hành linh hoạt cho ngân hàng, từ đó quản lý

rủi ro lãi suất. ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của ALCO.ALCO quản lý thanh khoản các Chi nhánh qua hệ số Q. Thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ (FTP), Hội sở chính thực hiện điều hòa vốn thích hợp.

ALCO luôn hỗ trợ Chi nhánh kịp thời thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, luôn chỉ đạo Chi nhánh kịp thời triển khai các quy định của NHNN và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)