Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

- Đối với NHNN: Quản lý những thông tin mang tính chất nhạy cảm; Quản lý việc thực hiện các chính sách và sự tuân thủ của các TCTD như thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD, có khả năng cảnh báo sớm cho các TCTD; Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các TCTD không tuân thủ các quy định này; Quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các TCTD; Phổ biến kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước; Hỗ trợ các TCTD trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ. Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì NHNN cần có giải pháp cấp bách, tránh lây lan dây chuyền.

- Đối với NHTM:

+ Việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nước là điều tối quan trọng, cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.

+ Tuân thủ các quy định chặt chẽ của ngân hàng.

+ Vai trò của một bộ máy quản trị rủi ro thanh khỏan hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khỏan phải được thống nhất từ Hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản - nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong quản trị rủi ro thanh khỏan, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra.

+ Sự cần thiết của một khung quản trị rủi ro thanh khỏan toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung quản trị rủi ro thanh khỏan và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khỏan, do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh

khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kỳ các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân ngân hàng là rất cần thiết.

+ Công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ là không thể thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kỳ không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

+ Sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi rủi ro thanh khỏan. Đo lường rủi ro thanh khỏan tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ. Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.

+ Chuyển từ phương pháp chống đỡ truyền thống là quản lý tài sản sang kết hợp quản lý nợ thông qua tiếp cận thị trường tiền tệ để vay vốn tức thời khi cần.

+ Hệ thống giám sát, báo cáo cần được hỗ trợ rất nhiều từ các công nghệ kỹ thuật, phần mềm tiên tiến để tăng tốc độ xử lý và khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp xóa bỏ được các giới hạn về thời gian và địa lí.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1, người viết đã hệ thống hóacó chọn lọc những vấn đề lý luận cụ thể là: thanh khoản, rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản và kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại trên Thế giới. Những lý luận trên đã hình thành nên hệ thống lý thuyết nhằm phục vụ cho các chương sau của đề tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)