Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 81)

3.2.1. Giải pháp tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

- Về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro

Tăng cường nhận thức cũng như ý thức và sự chủ động của các ban lãnh đạo trong việc quản trị rủi ro thanh khoản theo những chuẩn mực an toàn. Bao gồm tăng cường sự tham gia của ban lãnh đạo vào quản trị rủi ro thanh khoản ở tầm chiến lược, gắn kết trách nhiệm cụ thể và yêu cầu thực hiện đầy đủ các vai trò cần thiết

trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Cần xây dựng và sửa đổi hệ thống chính sách và theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản toàn Chi nhánh.

Tăng cường ý thức và năng lực của Phòng Kế hoạch nguồn vốn trong việc theo dõi và quản lý sự bất cân xứng của các danh mục tài sản và nợ trong bảng cân đối, từ đó góp phần quản trị tốt rủi ro thanh khoản ngân hàng.

Gắn kết công tác quản trị rủi ro thanh khoản với công tác quản trị các rủi ro khác đã, đang và sẽ được Chi nhánh thực hiện quản lý bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (lãi suất và tỉ giá) và rủi ro hoạt động.

- Về hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản

Chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị rủi ro thanh khoản vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN (thông tư 13/2010/TT-NHNN) với điều kiện và định hướng cụ thể của BIDV và Chi nhánh. Hệ thống chính sách này cần được ban hành theo đúng trình tự thẩm quyền và được phổ biến đầy đủ trong Chi nhánh:

Ban lãnh đạo phê chuẩn các chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản trong Chi nhánh một cách rõ ràng hơn, tránh sự chồng chéo trong trách nhiệm.

Các hạn mức và giới hạn rủi ro thanh khoản (bao gồm giới hạn về các tỉ số thanh khoản và giới hạn khe hở thanh khoản) được xây dựng bởi Phòng Kế hoạch nguồn vốn trên cơ sở tuân thủ các hạn mức rủi ro chung đã được Phòng Quản lý rủi ro phê chuẩn.

Cần xây dựng các chính sách đặc biệt được xây dựng cho các trường hợp căng thẳng thanh khoản; chính sách riêng cho từng loại tiền tệ và từng loại nguồn vốn (bán lẻ và bán buôn), đặc biệt phải tính toán hạn mức cho nguồn vốn huy động trên thị trường bán buôn.

Để đảm bảo tính phù hợp và thực tiễn, hệ thống chính sách này cần được các phòng ban liên quan xem xét và điểu chỉnh định kì tối thiểu 6 tháng một lần theo

quy định của Thông tư 13, đối với các chính sách hoạt động cần được đánh giá lại thường xuyên hơn các chính sách mang tính chiến lược.

- Về chiến lược quản trị thanh khoản: làmột trong NHTM nhà nước lớn, BIDV nên chọn chiến lược quản trị thanh khỏan cân bằng nhằm tạo ra hai phòng tuyến thanh khoản về nguồn dự trữ thanh khoản. Sở dĩ chọn chiến lược trên là vì với đặc điểm ngân hàng lớn, nguồn vốn ổn định tương đối, tuy nhiên, nếu áp dụng chiến lược quản trị thanh khỏan dựa trên tài sản sẽ không tạo ra hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặc khác, nếu sử dụng chiến lược quản trị thanh khỏan dựa trên nợ sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ rủi ro do tương quan bất lợi của cung - cầu trên thị trường vốn ở tại thời điểm mà ngân hàng cần huy động và chi phí huy động vốn cao. BIDV có thể sử dụng chiến lược quản trị thanh khỏan dựa trên tài sản với quy mô thấp hơn nhằm tạo hiệu quả cao hơn, đồng thời kết hợp với chiến lược quản trị thanh khỏan dựa trên nợ với quy mô cao hơn,nhằm đảm bảo khả năng chủ động hơn khi ứng phó với tình trạng căng thẳng thanh khoản hoặc rủi ro thanh khoản xảy ra.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện điều kiện để lượng hóa rủi ro thanh khoản

- Nhanh chóng xây dựng và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống. Chi nhánh cần triển khai thực hiện thử nghiệm khả năng thanh khoản và phân tích kịch bản định kì và tuân thủ theo quy định của Thông tư 13 bao gồm:

+ Phân tích tình huống phải thể hiện được các nội dung: Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày; Các biện pháp xử lý để TCTD có đủ khả năng chi trả tối thiểu 7 ngày trong trường hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản. + Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp sau: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường; Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khi gặp khó khăn về khả năng chi trả.

Ngoài ra, Chi nhánh nên nghiên cứu và triển khai xây dựng các kịch bản theo nhiều nhóm kịch bản sao cho phù hợp nhất với mục tiêu của Chi nhánh.

Chi nhánh nên hướng đến việc xây dựng các nhóm kịch bản, nhưng trong tương lai gần nên hoàn thiện hệ thống các kịch bản gồm các kịch bản chuẩn, các kịch bản đặc biệt và đặc biệt là các nhóm kịch bản kinh tế vĩ mô. Việc định hướng mục tiêu, phê chuẩn các lựa chọn về kịch bản cũng như việc bàn bạc, đánh giá kết quả các cuộc thử nghiệm và đưa ra các biện pháp cần được thực hiện dưới sự giám sát và có sự tham gia trực tiếp của ban giám đốc.

Các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả này cần cho thấy được tác động của các tình hình căng thẳng dự tính lên: các dòng tiền, vùng đệm thanh khoản, lợi nhuận và khả năng thanh toán của Chi nhánh.

- Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ

Vì dòng tiền vào và ra khỏi ngân hàng luôn có tính chu kì, tính mùa vụ và tính xu hướng do đó qua việc thống kê các số liệu trong lịch sử của ngân hàng về lượng tiền gửi và cho vay có thể dự đoán được những nguy cơ rủi ro thanh khoản và lượng thanh khoản cần trong các trường hợp đó, điển hình như việc lượng tiền gửi thường bị rút ra nhiều vào trước Tết, dự đoán được điều này, Chi nhánh có thể thực hiện tính toán gần đúng lượng tiền dự tính cần thiết một cách cụ thể để đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần thực hiện nghiên cứu các ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong lịch sử lên dòng tiền để có thể nắm bắt được xu hướng biến động của tài sản và nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi các biến thị trường thay đổi, tạo sự chủ động cho Chi nhánh trong việc xây dựng các phương án đối phó nếu thị trường biến động tương tự trong tương lai.

Thêm nữa, Chi nhánh cũng cần tăng cường việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần để có thể suy đoán được những thay đổi trong bảng cân đối cũng như dòng tiền vào ra của tài sản – nợ, tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư hay huy động của Chi nhánh.

- Nâng cao độ tin cậy trong hoạt động phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước lẫn thế giới. Mặc dù việc phân tích, dự báo đượctình hình kinh tế vĩ mô

được thực hiện tuy nhiên độ tin cậy còn kém, tính hiệu quả chưa cao vì biên độ xê dịch từ dự báo đến thực tế khá cao.

- Hướng tới các tiêu chuẩn được Basel III đề ra trong tương lai gần.

Basel II được đánh giá là thiếu quan tâm tới rủi ro thanh khoản do mới chỉ đề cập đến rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Do đó, sau khủng hoảng tài chính Mỹ 2008, Uỷ ban Basel đã đưa ra các chuẩn mực mới cho quản trị rủi ro thanh khoản trong Basel III. Tuy BIDV vẫn đang trên lộ trình tiến tới tuân thủ các chuẩn mực trong Basel II và Basel III cũng chưa chính thức được áp dụng trên thế giới, nhưng BIDV nên thực hiện nghiên cứu và áp dụng các chuần mực mới để đảm bảo an toàn trong thanh khoản.

3.2.3. Giải pháp về kiểm tra, giám sát

- Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ

Việc kiểm tra, giám sát và báo cáo trong nội bộ Chi nhánh thường xuyên và kịp thời sẽ mang lại nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho việc quản trị rủi ro. Dòng thông tin giữa các bộ phận liên quan như phòng quan hệ khách hàng (kinh doanh), phòng kế hoạch nguồn vốn, phòng quản lý rủi ro phải được lưu thông, trôi chảy và không đứt đoạn. Đặc biệt là khi xảy ra rủi ro thanh khoản, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình hình, tần suất và mức độ chi tiết của việc kiểm tra, báo cáo phải được tăng lên đảm bảo các phòng có trách nhiệm nắm được tình hình và đưa ra giải pháp kịp thời.

- Nâng cao vai trò và sự tham gia của kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Bộ phận kiểm soát cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và toàn diện về tính hiệu quả của khung hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và tính tuân thủ các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Từ đó, kịp thời đề ra các biện pháp chỉnh đốn và sửa chữa thích hợp cho khung quản trị, các chính sách và các quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Đặc biệt là khi xảy ra rủi ro thanh khoản, tần suất thực hiện kiểm soát và đánh giá các báo cáo nội bộ phải được tăng lên tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình.

- Tuân thủ quy định về báo cáo lên NHNN và Hội sở chính

Thực hiện tốt việc báo cáo lên NHNN và Hội sở chính khi có sửa đổi về chính sách hay ngay khi có căng thẳng thanh khoản để nâng cao khả năng quản lý của NHNN và Hội sở chính đối với Chi nhánh cũng như đảm bảo nhận được hỗ trợ kịp thời từ phía NHNN và Hội sở chính trong trường hợp xấu nhất có thể.

3.2.4. Giải pháp về nhân sự

- Chi nhánh cần liên tục hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị rủi ro thanh khoản về tầm quan trọng cũng như các quy trình quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ mới nhất.

- Yêu cầu Ban quản lý lãnh đạo tự nâng cao kiến thức của bản thân về quản trị rủi ro thanh khoản qua khóa đào tạo và các hội thảo về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng nói riêng.

3.2.5. Giải pháp về công nghệ

- Đề cao tầm quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin phù hợp trong quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng, đặt ra các tiêu chuẩn về hệ thống công nghệ thông tin theo sự phát triển của hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng, từ đó có sự đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng về máy móc, trang thiết bị phụ trợ việc truyền tin và thường xuyên theo dõi, nâng cấp theo yêu cầu.

- Chú tâm vào việc phát triển công nghệ theo chiều sâu bằng việc mua ngoài hoặc đầu tư nghiên cứu phát triển các phần mềm, tiện ích phù hợp với yêu cầu của hoạt động theo dõi, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản, đặc biệt phải kể đến các phần mềm hỗ trợ hoạt động định giá chuyển nội bộ, tính toán chênh lệch dòng tiền và hoạt động xây dựng, phân tích kịch bản.

3.2.6. Giải pháp khác

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn và tăng tính ổn định của nguồn vốn.

Việc đa dạng hóa các cách thức huy động vốn, kỳ hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kỳ hạn nào và điều này cũng chính là điều kiện

góp phần làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kỳ hạn nào. Giải pháp cụ thể cho việc tăng cường đẩy mạnh công tác huy động vốn là:

Nguồn tiền gửi của các cá nhân được xem là nguồn vốn khá ổn định từ thì trường bán lẻ. Nguồn tiền gửi này chủ yếu là nguồn ngắn hạn, các kỳ hạn thường là gối đầu nhau, chi phí tương đối rẻ nhưng xét về bản chất thì ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích cho vay trung dài hạn. Để huy động tối đa nguồn vốn này, điều kiện ngân hàng phải được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng, các kênh phân phối bằng điện tử như máy ATM, giao dịch qua điện thoại, giao dịch qua mạng internet tiện lợi, quy trình nghiệp vụ nhanh thuận tiện cho khách hàng.

Giảm độ tập trung vào một số khách hàng tổ chức kinh tế lớn. Nguồn vốn này có ưu điểm là chi phí thấp (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) nhưng tới một giới hạn nào đó sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn sẽ gây rủi ro cho ngân hàng (đặc biệt trong những thời kỳ cầu về vốn tăng mạnh, đây là đối tượng để các ngân hàng khác cạnh tranh lôi kéo, nên chi phí để giữ được những khách hàng này thực tế không phải là thấp). Ngân hàng cũng cần cân bằng mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu thanh khoản, cần có chính sách hỗ trợ, chăm sóc khác hàng tốt, dựa trên tổng hòa lợi ích.

Tăng cường huy động vốn dài hạn bằng việc mở rộng các hình thức huy động đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Chính những nguồn vốn dài hạn sẽ cân đối lại thời lượng của tài sản có - nợ do đó sẽ giảm rủi ro thanh khoản, kể cả rủi ro lãi suất.

- Xây dựng và hoàn thiện phân hệ định giá chuyển vốn để quản lý và điều hành tập trung vốn tại Hội sở chính.

- Định giá vốn (lãi suất) hợp lý đối với từng loại kỳ hạn, đảm bảo chi phí trả lãi tối thiểu.

- Duy trì dự trữ sơ cấp, thứ cấp ở mức hợp lý, đủ để đảm bảo tính thanh khoản. - Tính toán các rủi ro lãi suất, kỳ hạn và tỷ giá để tư vấn cho ALCO xét duyệt giới hạn chịu rủi ro của ngân hàng, làm cơ sở cho điều hành kinh doanh vốn và tiền tệ.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghịđối với Nhà nước

- Tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể nói, môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tính quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn thì mọi bộ phận trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2012 được dự báo còn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nói về tăng trưởng trong năm 2012, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, di sản năm 2011 để lại cho kinh tế Việt Nam là xu hướng giảm tốc tăng trưởng, lạm phát cao, thâm hụt thương mại và ngân sách nặng nề, đồng tiền yếu kém vẫn chưa có dấu hiệu chặn lại một cách chắc chắn. Tiến Sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thì thừa nhận kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng vừa lạm phát vừa đình đốn, vì vậy mà khung phát huy chính sách rất hạn hẹp. Nếu kích thích tăng trưởng thì chịu lạm phát cao mà hạn chế thì đình đốn sản xuất, rất khó có chính sách vẹn toàn vừa giảm lạm phát vừa thúc đẩy sản xuất.

Hệ quả của sự bất ổn của nền kinh tế ắt hẳn ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cả hệ thống nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Do vậy để giảm bớt nguy cơ rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)