Các nghiên cứu thực nghiệ mở nước ngoài về nhân tố đặc trưng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 39)

ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Xét về chi phí dự phòng và rủi ro tín dụng, Ahmed và ctg (1998) dựa trên số liệu báo cáo tài chính hợp nhất thường niên của 113 ngân hàng thu thập từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ trong vòng 10 năm từ năm 1986 đến năm 1995 đã nghiên cứu tác động của các nhân tố rủi ro tín dụng, hiệu quản quản lý vốn, hiệu quả quản lý lợi nhuận đến chi phí dự phòng. Một trong những kết luận của nghiên cứu cho thấy chi phí dự phòng phản ánh những thay đổi của chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng.

Ahmad và Ariff (2007) xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ năm 1996 đến năm 2002 của 23.499 ngân hàng ở 4 quốc gia phát triển (Úc, Pháp, Nhật, Mỹ) và 5 quốc gia đang phát triển (Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico và Thái Lan) nhằm so sánh tác động của các nhân tố đặc trưng của ngân hàng đến rủi ro tín dụng trong các nền kinh tế khác nhau. Nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng - được tính bằng tỷ lệ giữa tổng chi phí dự phòng và tổng tài sản - tăng lên cho thấy ngân hàng dự kiến khả năng rủi ro sẽ tăng đối với khoản vay có nghĩa là rủi ro tín dụng sẽ có thể tăng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở cả hai nhóm ngân hàng, khi hiệu quả quản lý - được đo bằng tỷ lệ sinh lời từ cho vay trên tổng tài sản thể hiện khả năng ngân hàng sử dụng tài sản của mình để tạo ra thu nhập - càng cao cho thấy ngân hàng quản lý nguồn vốn sinh lợi càng hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, Ahmad và Ariff (2007) không phát hiện ra mối liên quan nào giữa hai yếu tố đòn bẩy tài chính và rủi ro tín dụng.

Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí dự phòng và rủi ro tín dụng, khi nghiên cứu riêng về ngân hàng Islam và các ngân hàng liên kết ở Malaysia năm 2003 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy dự trên dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niên đã được kiểm toán từ năm 1996 đến năm 2002 của ngân hàng Islam và

6 ngân hàng liên kết bao gồm: Ambank, Maybank, Eon bank, Public bank, Affin bank và RHB bank, Amad (2003) đã đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đối với các ngân hàng này. Nghiên cứu cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều với rủi ro tín dụng, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê.

Khi nghiên cứu rủi ro và giá trị của ngân hàng ở các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Fisher, Gueyie và Ortiz (2000) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Theo nghiên cứu, khi ngân hàng mở rộng quy mô cho vay, họ cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Ngân hàng đi vay phải trả tiền lãi, phần tiền lãi này được tính vào lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay nhằm đảm bảo một khoảng chênh lệch lãi cho ngân hàng. Đòn bẩy tài chính càng lớn cho thấy các khoản vay của ngân hàng càng nhiều, tiền lãi ngân hàng phải trả càng tăng kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng theo. Khi lãi suất cho vay quá cao, người vay gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Xét về nguồn vốn ngân hàng, Cummins và Sommer (1996) cho rằng các ngân hàng có nguồn vốn mạnh càng chịu nhiều rủi ro hơn. Các ngân hàng dùng nguồn vốn của mình để bù đắp tổn thất. Khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng cần tăng vốn để bù đắp cho rủi ro đó. Nguồn vốn này là vốn của chủ ngân hàng, do đó ngân hàng không chịu áp lực trả lãi, do đó đôi khi tạo tâm lý ỷ lại. Ngân hàng có vốn mạnh sẵn sàng mạo hiểm khi đồng ý cho vay với rủi ro cao với hi vọng sẽ thu lại khoản thu nhập đáng kể vì họ có sẵn nguồn vốn lớn thể bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Mặt khác, quy mô ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Allen và Robert (1997) cho rằng quy mô ngân hàng càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng tăng. Lý do là khi quy mô ngân hàng giảm, ngân hàng có khuynh hướng muốn mở rộng

hơn nguồn vốn của mình. Do đó, họ sẵn sàng mạo hiểm khi chấp nhận cho vay với rủi ro cao với mong muốn thu lại được khoản lợi nhuận lớn từ các khoản vay đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)