Các NHTM cần tìm ra biện pháp giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 71)

phòng, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tự tài trợ, chi phí cho vay và thu nhập từ tín dụng tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Ngược lại, tỷ lệ các khoản vay được tài trợ bằng vốn huy động, tỷ suất lợi nhuận tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy ý nghĩa về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng.

Với kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một vài kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh tại các NHTM Việt Nam

5.1.1. Các NHTM cần tìm ra biện pháp giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dụng

Kết quả nghiên cứu trình bày ở Chương 4 cho thấy khi chi phí dự phòng tăng sẽ tác động làm cho rủi ro tín dụng tăng, cụ thể khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1% với các yếu tố khác không thay đổi thì rủi ro tín dụng tăng 27,07%. Do đó, nghiên cứu kiến nghị các NHTM cần tìm ra các giải pháp nhằm giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để đạt được mục đích hạn chế rủi ro tín dụng.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/04/2005 quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:

-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max{0, (A - C)}xr

Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1: 0%

b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% đ) Nhóm 5: 100%.

Đây là quy định của Ngân hàng Nhà nước nên các NHTM đều phải tuân thủ. Do đó, để giảm chi phí dự phòng, nhà quản lý cần giảm chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và tài sản đảm bảo hoặc tăng cường công tác thẩm định và quản lý khoản vay, giảm tối đa tỷ lệ các khoản vay từ nhóm 2 trở đi.

Hiện tại, các ngân hàng phần lớn đều chú trọng đến giá trị tài sản đảm bảo, xem đây là phao cứu cánh trong trường hợp khoản vay không thu hồi được nợ. Vì theo Aghion và Bolton (1992), La Porta và ctg (1998), các khoản vay có tài sản đảm bảo là các khoản vay an toàn và có rủi ro thấp. Người đi vay thế chấp tài sản của họ cho ngân hàng để được cấp một khoản tín dụng. Vì không muốn mất đi tài sản thế chấp này, họ sẽ phải sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả hơn.

Mặt khác, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo so với các khoản vay tín chấp. Do đó, áp lực trả nợ của các khoản vay này cũng ít hơn so với các khoản vay tín chấp với lãi suất cao. Với quan điểm tài sản đảm bảo là dấu hiệu cho thấy một khoản vay an toàn, các nghiên cứu trên đưa ra kết luận tài sản đảm bảo tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, đôi khi chính vì quá xem trọng tài sản đảm bảo, các ngân hàng lơ là trong khâu thẩm định. Thực vậy, theo Gabriel và Saurina (2004), tài sản đảm bảo có mối quan hệ tỷ lệ thuận đối với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu dựa trên thông tin được ghi nhận hàng tháng của tất cả các khoản vay có giá trị trên 6.000 euro do các tổ chức tín dụng Tây Ban Nha cấp chứng minh rằng khi ngân hàng đánh giá quá cao

giá trị tài sản đảm bảo, họ sẽ lơ là trong khâu thẩm định và phê duyệt cho vay, từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao.

Chính vì vậy, thẩm định khách hàng và phương án sử dụng vốn kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay ngày càng được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng nhằm hạn chế các khoản vay nhóm 2, 3, 4 và 5. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi các ngân hàng trước hết phải có chính sách tín dụng linh hoạt, hợp lý tùy vào điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, chính sách tín dụng linh hoạt sẽ cấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo, mức cấp tín dụng cao hơn bình thường hoặc ưu đãi lãi suất nhiều hơn đối với đối tượng khách hàng có uy tín, dự án khả thi,…Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của nguồn vốn cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng.

Nếu như chính sách tín dụng được xem là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng thì quy trình tín dụng được xem là đường lối hướng dẫn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mà mỗi ngân hàng đề ra. Quy trình tín dụng bao gồm các quy định, nội dung, hướng dẫn nghiệp vụ, các bước tiến hành trong quá trình cho vay từ khâu thẩm định, giải ngân, kiểm soát sử dụng vốn đến khâu thu hồi nợ vay nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng.

Trong quy trình tín dụng, khâu thẩm định được xem là quan trọng nhất vì kết quả của quá trình này quyết định phần lớn chất lượng của khoản vay. Mặt khác, yếu tố chủ quan trong khâu thẩm định này là không thể tránh khỏi, do đó đòi hỏi các ngân hàng cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao, đồng thời phải có kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá chính xác để xác định được tính khả thi của dự án, tính chân thực của báo cáo tài chính, phát hiện được các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng....nhằm đưa ra quyết định đúng đắn trong việc có cho vay hay không.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra sử dụng vốn và theo dõi lịch sử trả nợ của khách hàng cũng có vai trò quan trọng trong quy trình này, nó giúp cho ngân hàng nắm

được diễn biến của khoản cho vay nhằm can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Hiện nay, phần lớn các ngân hàng đều xây dụng cho mình hệ thống xếp loại tín nhiệm của khách hàng. Dựa trên các thông tin khách hàng thu thập được, hệ thống sẽ đối chiếu với các chuẩn mực, quy định của ngân hàng để quyết định cho vay hay không. Tuy nhiên, việc thông tin khách hàng cung cấp có chính xác và chân thực hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của nhân viên thẩm định. Nhằm hạn chế tối đa tính chủ quan trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng Việt Nam cần học hỏi thêm kinh nghiệm và ứng dụng mô hình lượng hóa rủi ro của các ngân hàng nước ngoài để nâng cao khả năng đánh giá và phòng ngừa rủi ro tín dụng như mô hình điểm số Z, mô hình chất lượng 6C, mô hình hồi quy nhị phân....

Bên cạnh đó, trong quy trình cấp tín dụng, thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Thông tin càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng hạn chế rủi ro tín dụng càng cao. Thông tin tín dụng có thể từ nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng CIC, từ báo chí,… Tuy nhiên, hiện tại các thông tin được cập nhật còn hạn chế và có độ trễ cao, điển hình là thông tin của khách hàng cập nhật trên trung tâm tín dụng CIC thường có độ trễ một tháng do phụ thuộc vào tính tự giác cập nhật của các tổ chức tín dụng thành viên. Do đó, để đảm bảo việc cập nhật và sử dụng thông tin hệu quả, ngân hàng nhà nước và các NHTM cần thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin tự động để cập nhật thông tin khách hàng vay chính xác và nhanh chóng ngay khi phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)