Các NHTM cần giảm đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 76)

Kết quả nghiên cứu trình bày ở Chương 4 cho thấy khi ngân hàng gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính thêm 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì rủi ro tín dụng tăng thêm 2,09%. Chính vì vậy, để đạt được mục đích hạn chế rủi ro tín dụng, một trong những giải pháp các nhà quản lý NHTM nên xem xét đến là hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách tìm các nguồn tài trợ khác với lãi suất phải

trả thấp hơn chẳng hạn như nguồn vốn huy động từ dân cư hoặc các tổ chức trong và ngoài nước.

NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng với đặc trưng là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, do đó luôn tiềm ẩn các rủi ro. Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 cho thấy đòn bẩy tài chính tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng trong khi tỷ lệ các khoản vay được tài trợ bằng vốn huy động tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần tìm giải pháp hạn chế đòn bẩy tài chính và sử dụng nguồn vốn huy động nhiều hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho ngân hàng mình.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết về chi phí đại diện, trong kinh doanh, khi doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh thì xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính càng giảm. Bên cạnh đó, theo Octavia và Brown (2008), và Trần Đình Khôi Nguyên (2006), lợi nhuận tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Do đó, khi có mức tăng trưởng lợi nhuận cao, các ngân hàng nên ưu tiên tăng vốn chủ sở hữu nhằm gia tăng sức mạnh, uy tín của ngân hàng trên thị trường, đảm bảo quy định về giới hạn vốn của Ngân hàng nhà nước và tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển sau này.

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính, các ngân hàng còn giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế – nguồn vốn ngân hàng trả lãi thấp hơn nhiều so với nguồn vốn đi vay từ các tổ chức khác.

Tính đến tháng 08 năm 2017, Bảng 5.1 cho thấy dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đối với nền kinh tế tăng 10,8% so với cuối năm 2016, trong đó, dư nợ tín dụng tài trợ cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất với 1.992.996,18 tỷ đồng, tăng 16,53% so với cuối năm 2016. Đà tăng trưởng tín dụng này còn có thể mạnh hơn vào các tháng cuối năm khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp càng nhiều đặc biệt là sau khi Thủ tướng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch, lộ trình đảm bảo tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 21% - 22% tại cuộc họp thường trực tháng 08 năm 2017.

Bảng 5.1: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tín dụng tăng cao, tuy nhiên huy động vốn lại không theo kịp. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng huy động đang bị tụt lại so với tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang sử dụng phần lớn là từ đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao. Bảng 5.2 cho thấy xét toàn hệ thống tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động tính đến tháng 08 năm 2017 ở vào mức 88,74% mặc dù có tăng so với tháng 12 năm 2016 nhưng tốc độ tăng còn kém xa so với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng.

Ngành Số dư (tỷ đồng)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 617.171,33 10,44

Công nghiệp và xây dựng 1.992.996,18 16,53

- Công nghiệp 1.395.441,96 16,06

- Xây dựng 597.554,22 17,65

Hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông 1.365.875,13 14,32

- Thương mại 1.139.695,11 13,63

- Vận tải và viễn thông 226.180,02 17,9

Các hoạt động dịch vụ khác 2.123.878,36 4,04

Tổng cộng 6.009.921 10,8

Tốc độ tăng so với cuối năm

Bảng 5.2: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Nguồn: Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam

Thực trạng trên đòn hỏi các nhà quản lý ngân hàng cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động này. Các ngân hàng cần kết hợp cả 3 biện pháp: biện pháp kinh tế, biệt pháp kỹ thuật và biện pháp tâm lý để đạt được mục tiêu này.

Về biện pháp kinh tế – biện pháp dựa vào yếu tố mang tính vật chất tác động đến tâm lý khách hàng, bên cạnh việc áp dụng chính sách lãi suất hấp dẫn, các ngân hàng cần tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng thân thiết, khách hàng gửi với số tiền lớn,....

Về biện pháp kỹ thuật – những biện pháp mang tính kỹ thuật của ngân hàng trong công tác huy động vốn, ngân hàng cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách huy động đúng đắn, các sản phẩm huy động phù hợp và quy trình huy động tiện lợi, hiện đại. Trước tiên, các NHTM cần xây dựng chính sách huy động vốn đúng đắn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chính sách này cần phù hợp với từng khu vực, từng vùng miền, khai thác tối đa nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn vãng lai từ các định chế tài chính, các tổ chức quốc tế. Từ chính sách, ngân hàng cần cụ thể hóa bằng các sản phẩm huy động vốn cụ thể phù hợp với từng đối tượng khách hàng, xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi phù hợp, đa dạng hóa các hình thức huy động và gia tăng bán chéo sản phẩm, tăng cường các sản phẩm hỗ trợ.

STT Loại hình TCTD

Tháng 08/2017 Tháng 12/2016

1 NHTM nhà nước 94,57 94,29

2 NHTM cổ phần 81,83 81,04

3 NH liên doanh, nước ngoài 70,58 61,06

4 Công ty tài chính, cho thuê tài chính 230,88 278,86

5 Tổ chức tín dụng hợp tác 97,34 103,55

6 Toàn hệ thống 88,74 87,74

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (%)

Về quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, các ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục và chứng từ giao dịch. Đối với đối tượng gửi tiền truyền thống tại ngân hàng phần lớn là người trung niên, do đó, cần đơn giản các thủ tục, chứng từ đảm bảo tính nhanh gọn và chính xác. Hiện tại, một số ngân hàng đang vận dụng rất tốt công tác đơn giản hóa thủ tục này. Điển hình là ACB – ngân hàng được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khách hàng. Khách hàng đến gửi tiền chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân, các chứng từ khác sẽ do nhân viên in từ hệ thống đảm bảo tính chính xác và tiện lợi cho khách hàng. Quy trình này vừa giúp tiết kiệm chi phí cho ngân hàng vửa tạo sự thuận lợi, thu hút người gửi tiền.

Ngày nay, trong thời đại hiện đại hóa và công nghệ thông tin phát triển, những người gửi tiền trẻ năng động và các tổ chức thường ít có thời gian giao dịch tại ngân hàng, do đó kênh thu hút đối tượng gửi tiền này phần lớn là các ứng dụng gửi tiền online. Chính vì vậy, ngân hàng cần phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, cập nhật nhanh chóng, chính xác và an toàn để phục vụ nhu cầu gửi tiền của các đối tượng này. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng từ khâu tiếp xúc ban đầu của đội ngũ bảo vệ đến giao dịch viên và các phòng ban của ngân hàng đảm bảo tạo sự thoải mái, thân thiện và gần gũi khách hàng.

Tâm lý của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là cần một kênh đầu tư an toàn. Vì vậy nâng cao uy tín ngân hàng và tạo niềm tin cho khách hàng là biện pháp tâm lý để ngân hàng thành công trong công tác huy động vốn. Thực tế cho thấy, mặc dù lãi suất huy động vốn của các ngân hàng có vốn chủ sở hữu của nhà nước thấp hơn mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM nhưng lượng tiền gửi vào nhóm ngân hàng này luôn ở mức cao do tâm lý người dân tin tưởng với nguồn vốn đầu tư của nhà nước , nhóm ngân hàng này sẽ không thể phá sản và tiền gửi của họ sẽ được đảm bảo an toàn. Chính vì thế, các ngân hàng nên tăng cường quảng bá tên tuổi, uy tín trên các phương tiện truyền thông nhằm tạo hình ảnh đẹp cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể tham gia các hoạt động tài trợ cộng đồng như tặng quà cho người

nghèo, trẻ em hiếu học hoặc hiến máu nhân đạo,.... Quan trọng hơn nữa là ngân hàng cần đảm bảo hoạt động của mình an toàn, tránh các biến động xấu ảnh hưởng lớn đến tâm lý người gửi tiền như trường hợp gần đây của ACB, Đông Á,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)