Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 44)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, vấn đề nợ xấu và rủi ro tín dụng ngày càng được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm.

Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng và Lê Nguyễn Minh Phương (2015) thông qua phương pháp phân tích tác động cố định đối với các số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 15 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2014 cho thấy đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa tác động đến sự thay đổi của rủi ro tín dụng, đồng thời chứng minh vốn không có tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng quy mô chỉ có tác động đến vốn chủ sở hữu chứ không có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) cho rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, quy mô có tương quan tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Thông qua các số liệu từ các báo cáo thường niên của 155 quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn 2010-2012 và sử dụng mô hình hiệu ứng cố định, nghiên cứu đã rút ra được 4 nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các quỹ tín dụng này bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), quy mô, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cho thấy khi giá trị tổng tài sản tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm 0,0481% và ngược lại. Nói cách khác, quy mô ngân hàng càng tăng thì rủi ro tín dụng càng giảm và ngược lại.

Xét về khía cạnh hiệu quả quản lý, bằng việc ước lượng theo phương pháp GMM dựa trên dữ liệu nội bộ ngân hàng được truy suất từ Bankscope và từ báo cáo tài

chính đã kiểm toán của 26 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013, Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) cũng cho rằng hiệu quả quản lý có quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng. Khi quản lý kém hiệu quả dẫn đến chi phí tăng cao và đưa đến nhiều nợ xấu hơn. Tuy nhiên, dữ liệu từ mẫu nghiên cứu chưa cho ra ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ này. Cũng trong nghiên cứu này, Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) phân tích kết quả hồi quy biến dự phòng rủi ro tín dụng tính bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản cho thấy chi phí dự phòng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Tác giả cũng cho thấy tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Tuy nhiên, khi ngân hàng sử dụng vốn vay từ bên ngoài nhiều hơn thì rủi ro tín dụng lại không tăng cao hơn. Theo tác giả, nguyên nhân của vấn đề này là do ở Việt Nam, các ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ người dân với lãi suất không quá cao nên không tạo ra áp lực cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay hay cho vay dưới chuẩn. Cũng trong nghiên cứu này, hai tác giả đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 1%.

Nghiên cứu của Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng và Lê Nguyễn Minh Phương (2015) cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản (ROA) tỷ lệ nghịch đến sự gia tăng rủi ro. Các ngân hàng càng gia tăng lợi nhuận càng giảm rủi ro. Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép trong nghiên cứu của mình năm 2015 cũng đồng quan điểm trên. Tác giả đã chứng minh rằng khi ROA càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Nguyên nhân là vì “các tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động cao thường là các tổ chức quản lý tốt việc đánh giá chất lượng tín dụng, tài sản đảm bảo và quản lý đối tượng vay. Vì vậy, nợ xấu phát sinh sẽ giảm.” (Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép 2015).

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của các nhân tố đặc trưng của ngân hàng đến rủi ro tín dụng có thể được thống kê ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước về nhân tố đặc trưng của ngân hàng

tác động đến rủi ro tín dụng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

Ghi chú: (+) Tác động cùng chiều

( ) Tác động ngược chiều

( / ) Không có tác động

Tác giả nghiên cứu

Ahmad và Ariff (2007)  + /    + Amad (2003)  + / /  / + +    Tác động của hiệu quả quản lý

đến rủi ro tín dụng Tác động của chi phí dự phòng đến rủi ro tín dụng Tác động của đòn bẩy tài chính của ngân hàng đến rủi ro tín dụng Tác động của nguồn vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng Tác động của tỷ suất lợi nhuận đến rủi ro tín dụng Tác động cảu quy mô

ngân hàng đến rủi ro tín dụng

Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)

Ahmed và ctg (1998) Fisher, Gueyie và Ortiz (2000) LêThanh Ngọc, Đặng Trí Dũng và Lê Nguyễn Minh Phương (2015) Cummins và Sommer (1995) Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Berger và DeYoung (1997)

Kết luận Chương 2

Chương 2 đã trình bày khái quát các khái niệm liên quan đến ngân hàng thương mại cũng như rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương này cũng cho thấy bức tranh khái quát về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và rủi ro tín dụng ở các NHTM nói riêng giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong và ngoài nước cũng được giới thiệu và tổng kết trong chương 2. Đây là tiền đề và nền tảng để xác định và đánh giá các nhân tố đặc trưng tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam. Phần tiếp theo ở Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập, xử lý số liệu, mô hình nghiên cứu cũng như kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng, sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng đến rủi ro tín dụng trong một khoảng thời gian cố định. Nghiên cứu đã cân nhắc và lựa chọn sử dụng mô hình này vì các lý do sau:

Thứ nhất, 20 ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chọn lựa có tính không đồng nhất do đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chính cũng như quan điểm kinh doanh của cấp quản lý.... Do đó, nghiên cứu chọn lựa mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm khai thác tính đa dạng này giúp tăng quy mô của mô hình một cách đáng kể.

Thứ hai, bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các biến độc lập , dữ liệu bảng cung cấp các thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến và hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường các tác động không thể quan sát được nếu phân tích riêng lẻ dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.

Nghiên cứu sẽ sử dụng lần lượt 3 mô hình: mô hình hồi quy gộp, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích dữ liệu đối với các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính trong giai đoạn 2008-2016 của 20 NHTM Việt Nam thành lập trước năm 2007. Sau đó, bằng kiểm định Likelihood và kiểm định Hausman, nghiên cứu sẽ rút ra mô hình phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)