Quá trình xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

Nghiên cứu đã thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 20 NHTM Việt Nam được chọn mẫu. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2008 đến 2010, đa số các ngân hàng không công bố rộng rãi và đầy đủ các số liệu của mình trên website, đặc biệt là đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ nên việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngoài việc thu thập từ website của từng ngân hàng, nghiên cứu còn sử dụng nguồn thông tin tổng hợp từ website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm bổ sung các dữ liệu còn thiếu.

Các số liệu sau khi được thu thập dưới hình thức số tuyệt đối, được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel để cho ra kết quả phần trăm của các biến bao gồm: Rủi ro tín dụng, Thu nhập từ tín dụng, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ của tổng dư nợ cho vay và tổng tiền gửi, Đòn bẩy tài chính, Mức độ rủi ro của khoản vay được tài trợ bằng nguồn vốn pháp định của ngân hàng, Chi phí ngân hàng phải bỏ ra trong quá trình cho vay, Tỷ suất lợi nhuận, Quy mô ngân hàng. Các số liệu của 20 NHTM này được trình bày lần lượt theo từng năm từ năm 2008 đến năm 2016. Từ các số liệu tổng hợp được, nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview để cho ra kết quả các nhân tố đặc trưng nào của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Chương 4 sẽ trình bày chi tiết hơn về kết quả này.

Kết luận Chương 3

Chương 3 đã trình bày về nguồn dữ liệu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu cũng như cách thức xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu. Nghiên cứu của Ahmad và Ariff (2007) thu thập dữ liệu từ năm 1996 đến năm 2002 của 23.499 ngân hàng ở cả các quốc gia phát triển (Úc, Pháp, Nhật, Mỹ) và các quốc gia đang phát triển (Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico và Thái Lan) đã cho thấy một kết quả mang tính khái quát cao nhằm so sánh tác động của các nhân tố đặc trưng của ngân hàng đến rủi ro tín dụng ngân hàng trong các nền kinh tế khác nhau. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia đang phát triển và với nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 phù hợp với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của Ahmad và Ariff (2007), nghiên cứu quyết định chọn mô hình trên để tìm ra các nhân tố đặc trưng nào của các NHTM Việt Nam ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Chương này cũng thể hiện kỳ vọng của nghiên cứu về tác động của các nhân tố đặc trưng ngân hàng đến rủi ro tín dụng. Phần tiếp theo sẽ trình bày kết quả mô hình, so sánh với kỳ vọng nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)