Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 68 - 72)

Việc thẩm định và quyết định tín dụng không tuân thủ quy chế, quy trình, không thực hiện đúng sự chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo VIETINBANK trong từng thời kỳ: Cho vay khi KH không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, cho vay vƣợt thẩm quyền, cho vay không kiểm soát đƣợc mục đích sử dụng vốn vay, giải ngân tùy tiện không có căn cứ, không kiểm tra kiểm soát vốn vay, không tuân thủ sự chỉ đạo và điều hành của VIETINBANK trong từng thời kỳ. Hoặc quyết định cho vay trên cơ sở các tờ trình thẩm định có chất lƣợng yếu kém, phƣơng án/dự án không có khả năng hoàn trả nợ vay/hoặc thiếu cơ sở xác định tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án/dự án vay vốn, thẩm định tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh mang tình hình thức.

Tại một số chi nhánh, Ban giám đốc chƣa sâu sát với công tác tín dụng, thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dƣới kịp thời; khi nợ nợ xấu phát sinh, không có biện pháp mạnh để thu hồi nợ mà còn quyết định cho vay đảo nợ, cho phép rút bớt TSBĐ,…đẩy rủi ro về phía VIETINBANK: Một số cán bộ, lãnh đạo tại Chi nhánh có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái, có dấu hiệu tiếp tay cho KH và những ngƣời liên quan rút tiền vay, sử dụng vốn lòng vòng, sai mục đích, thoát ly khỏi sự kiểm tra, giám sát của Chi nhánh. Đồng thời, còn có dấu hiệu tập trung công việc vào một vài cán bộ mang tính “ê kíp”, trong khi các cán bộ đó thƣờng non kém và thiếu bản lĩnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Truởng/phó phòng KH chƣa giám sát chặt chẽ đối với cán bộ tín dụng, không kiểm soát hoặc kiểm soát hời hợt, dẫn đến nhiều tờ trình thẩm định có nội dung lộn xộn, mâu thuẫn mà vẫn ký kiểm soát hoặc cố ý lờ đi những tồn tại trong công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của KH.

Trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ NH còn hạn chế: Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng rất nhiều tới chất lƣợng tín dụng, nếu trình độ chuyên môn yếu kém thì có thể gây ra RRTD là rất cao. Có một số cán bộ tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác tín dụng nhƣ chƣa có kinh nghiệm nhiều trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chƣa có khả năng phân tích đánh giá những hiệu quả của phƣơng án mang lại, cũng nhƣ mức độ rủi ro xảy ra khi thực hiện phƣơng án kinh doanh nên không nhận ra ngay từ lúc lập hồ sơ vay vốn, có không ít KH cố tình lừa đảo hoặc trong quá trình quan hệ tín dụng, nhiều KH đã vi phạm các cam kết trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng chƣa có ý thức trong việc nghiên cứu kỹ các quy định, quy chế cho vay hiện hành của VIETINBANK, không nghiên cứu, xem xét những dấu hiệu cảnh báo rủi ro mà VIETINBANK đã ban hành nên đã giải quyết hồ sơ khi chƣa hội đủ điều kiện cho vay theo quy định, sai quy chế cho vay hiện hành.

Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ NH chƣa đƣợc xem trọng: Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH cũng cần đƣợc xem trọng bên cạnh trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi NH cần tuyển chọn những

cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, không vì quyền lợi cá nhân. Một khi KH cùng với sự cấu kết của cán bộ bên trong NH cố tình bỏ qua một số bƣớc của quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan thì hậu quả mà NH phải gánh phải vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến những tổn thất thiệt hại tiền, tài sản, uy tín của NH.

Hoạt động kiểm tra nội bộ còn hạn chế: Tại VIETINBANK, kiểm tra nội bộ đƣợc chia thành từng cụm, nhƣng số lƣợng chi nhánh tại mỗi cụm thì nhiều trong khi nhân sự của mỗi cụm còn hạn chế nên công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thực sự chƣa sâu sát và toàn diện. Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của kiểm tra viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về kinh nghiệm tín dụng trên thực tế, chƣa nắm vững, am hiểu về quy trình quy chế nên chất lƣợng kiểm tra, đánh giá chƣa cao, không kịp thời phát hiện vấn đề để ngăn chặn hoặc có cảnh báo trƣớc khi phát sinh nợ xấu. Mặt khác, kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra nội bộ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, không theo dõi thƣờng xuyên để khắc phục những lỗi đoàn kiểm tra đã nêu ra.

Các nguyên nhân khác: Ban giám đốc chƣa quan tâm chú trọng đến công tác quản lý danh mục cho vay, danh mục TSBĐ nên đã để cho dƣ nợ phát sinh lớn, tập trung vào một nhóm KH có quan hệ liên quan. Một số chi nhánh do nóng vội trong việc tăng trƣởng quy mô tín dụng, số lƣợng KH vƣợt tầm kiểm soát trong khi lực lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng quá mỏng, thiếu kinh nghiệm, tổ chức triển khai nghiệp vụ chƣa bài bản, chuyên sâu nên chất lƣợng tín dụng chƣa ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã khái quát đƣợc quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động tại VIETINBANK trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Đồng thời, tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng đã đƣợc triển khai tại VIETIBANK nhƣ quản lý RRTD dựa trên quy trình tín dụng, xếp hạng tín dụng, điều kiện về bảo đảm tiền vay, phân cấp quyết định tín dụng và thông qua chính sách quản lý nợ có vấn đề. Qua đó, tác giả đi sâu phân tích hiệu quả quản lý RRTD tại VIETINBANK về những kết quả tốt và chƣa tốt, từ đó đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý RRTD. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý RRTD của VIETINBANK, sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA VIETINBANK ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)