Kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 40)

Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nƣớc đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, VIETINBANK một mặt bám sát định hƣớng điều hành của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, mặt khác theo dõi sát sao diễn biến trên thị trƣờng để kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống chủ động linh hoạt trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh tăng trƣởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế.

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530 Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ 349.353 429.932 467.879

Trong đó: dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Tổng nguồn vốn huy động 339.699 420.212 460.082 Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625

Trong đó Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trƣớc thuế 4.638 8.392 8168 Lợi nhuận sau thuế 3.444 6.259 6.169

ROA (%) 1,5 2,03 1,7

ROE (%) 21,1 26,74 19,9

Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK[13,14,15]

Tổng tài sản tại 31/12/2012 là 503.530 tỷ đồng, tăng 9,36% so với 31/12/2011, tƣơng ứng tăng 43.110 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, các khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng tiền gửi tại NHNN. Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 92.689 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc

tăng các khoản cho vay của KH, khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng các chứng khoán đầu tƣ.

Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ cuối năm 2010 là 349.353 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 429.932 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 467.879 tỷ đồng, tăng 37.947 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 8,83%. Trong đó dƣ nợ cho vay cũng liên tục tăng trƣởng qua các năm, cuối năm 2010 dƣ nợ cho vay đạt 234.205 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 39.922 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 13,61% so với cuối năm 2011.

Tiền gửi của KH có sự gia tăng qua các năm, đến 31/12/2012/2012 đạt 460.082 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 56,54% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2011 và các khoản thu nhập chƣa phân bổ. Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2012 đạt 33.625 tỷ đồng, tăng 5.134 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 18,02% so với cuối năm 2011, đây là phần vốn tăng do trong năm 2012 phát hành cổ phần và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Vốn điều lệ của VIETINBANK cũng không ngừng đƣợc gia tăng qua các năm. Cuối năm 2010 đạt 15.172 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 20.230 tỷ đồng và đến 31/12/2012 đạt 26.218 tỷ đồng, tăng 5.988 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 29,60% so với cuối năm 2011. Ngày 10/5/2013, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) đã hoàn tất việc chuyển tiền mua 644.389.811 cổ phần của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) với giá 24.000 VND/1 cổ phần. Đây là bƣớc cuối cùng để BTMU chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của VietinBank. Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lƣợc, VietinBank đã trở thành ngân hàng thƣơng mại có vốn lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ VND) và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đông chiếm cổ phần

chi phối, tiếp theo là hai cổ đông tổ chức nƣớc ngoài: BTMU và IFC; và các bên có liên quan.

Bảng 2.2 Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 07/2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân hàng Vốn điều Vốn chủ sở hữu

VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763 Nguồn: www.cafef.vn [19]

Lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng mạnh qua các năm, năm 2011 tăng 81,68% tƣơng ứng tăng 2.814 tỷ đồng so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu từ do tăng lãi thuần và thu nhập tƣơng tự. Lãi biên của NH năm 2011 là 5,1% tăng so với năm 2010 là 4,1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng NH huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Năm 2012 hầu hết các ngân hàng đều có kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm mạnh nhƣng VIETINBANK vẫn giữ đƣợc mức lợi nhuận rất ấn tƣợng đạt 6.169 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại.

ROA, ROE có sự tăng trƣởng qua các năm và dẫn đầu trong các NH niêm yết. Đến 31/12/2012 đạt lần lƣợt là 1,7% và 19,9%.

Các sự kiện tiêu biểu trong năm 2012

- Ngày 9/2/2012, VietinBank khai trƣơng Chi nhánh tại Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.

- Ngày 25 và 26/2/2012, với chủ đề “Hành trình Kết nối trái tim”, hơn 11.000 cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động VietinBank đã đăng ký tham gia hiến máu tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

- Ngày 28/2/2012, VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên 2012.

- Tháng 5/2012, 250 triệu USD trái phiếu quốc tế của VietinBank đã phát hành thành công trên thị trƣờng tài chính toàn cầu.

- Ngày 28/5/2012, VietinBank đã khai trƣơng Chi nhánh tại Thủ đô Berlin, CHLB Đức

- Ngày 25/9/2012, VietinBank tổ chức khánh thành Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

- Ngày 27/12/2012, VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho The Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứ ba trên thế giới.

Đặc biệt trong năm 2012, VIETINBANK là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 2.000 doanh nghiệp lớn trên toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn và doanh nghiệp có số lƣợng cán bộ nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo đông nhất do tổ chức kỷ lục Việt Nam chứng nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)