Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 66 - 68)

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: Việc KH sử dụng vốn vay sai mục đích ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng khả nợ của KH cho NH, nguy cơ trả nợ không đúng hạn hoặc không trả đƣợc nợ là rất cao, dẫn đến hệ quả là phát sinh nợ xấu. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra đối với những khoản vay có đặc điểm: Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhƣng không kiểm soát đƣợc mục đích sử dụng vốn của KH (không kiểm soát sau cho vay); Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lƣu động thực sự của KH; KH có nhiều chi nhánh hoặc nhà xƣởng ở xa địa bàn của chi nhánh cho vay; Cho vay đầu tƣ dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc KH sử dụng nguồn ngắn hạn trả nợ vay trung dài hạn; KH vay tại nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát đƣợc dòng tiền của ngƣời vay; Thời hạn cho vay (nhất là cho vay vốn lƣu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của KH dẫn đến KH sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi chƣa đến hạn trả nợ NH.

Khách hàng vay hộ, vay giùm, vay ké: Là trƣờng hợp KH vay là một ngƣời, còn KH sử dụng vốn vay, KH trả nợ là một ngƣời khác, mà NH không nắm đƣợc nguồn trả nợ của KH trả nợ nên nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn là tất yếu. Một số KH có tài sản nhƣng không có hoặc không chứng minh đƣợc tiềm lực tài chính để trả nợ biết là rất khó để NH xét duyệt cho vay nên đề nghị một KH khác có đủ khả

năng tài chính vay hộ và dùng tài sản của mình làm tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay.

Khách hàng cố tình lừa đảo NH: Là tình trạng KH cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản thông qua các thủ đoạn tinh vi hoặc nhận đƣợc hỗ trợ vô tình hoặc cố ý của cán bộ tín dụng và các cấp quản lý do sự tắc trách, thiếu tinh thần trách nhiệm. KH có thể làm giả mạo báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ để rút tiền. Hoặc để tạo niềm tin trƣớc với NH, một số KH vay thƣờng thực hiện vay trả rất tốt ở những khoản vay nhỏ và trong thời gian ngắn, đồng thời đƣa những TSBĐ có vị trí đẹp, có khả năng chuyển nhƣợng tốt đem thế chấp NH nhằm gây ấn tƣợng và tạo sự tín nhiệm với NH. Sau đó, các KH này sẽ lập phƣơng án không có thật gửi đến NH xin vay vốn với số tiền lớn để thực hiện phƣơng án kinh doanh thu mua nông sản, thực hiện đầu tƣ dự án,… Bên cạnh đó, KH rút dần các TSBĐ ở vị trí thuận lợi hoặc của chính họ và thay bằng các TSBĐ khác mà khả năng chuyển nhƣợng kém, hoặc thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay này. Sau khi nhận đƣợc tiền vay, KH bỏ trốn khỏi địa phƣơng làm cho việc thu hồi nợ gặp khó khăn hoặc KH để NH xử lý TSBĐ.

Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Thiện chí trả nợ vay của KH là yếu tố liên quan đến tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay, một khi KH thiếu thiện chí trả nợ thì NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Mặc dù kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhƣng KH cố tình không trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng mà vẫn muốn giữ lại khoản tiền vay đó cho mục đích khác.

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực, hầu nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng có hai sổ sách kế toán. Do vậy, sổ sách kế toán mà một số doanh nghiệp cung cấp cho NH nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức nên số liệu cung cấp cho NH nhiều khi chƣa phản ánh hết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng quản lý kinh doanh kém: Trình độ quản lý kinh doanh yếu kém sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng trở nên khó khăn, phƣơng án kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại cho KH. Quy mô kinh doanh phình quá lớn so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. KH hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhƣng sau khi đầu tƣ phát triển lớn mạnh với nhiều dự án lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trƣởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản thiệt hại, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho NH.

KH đầu tƣ kinh doanh dàn trải, chiến lƣợc kinh doanh thiếu rõ ràng: Một số KH do năng lực tài chính thấp, nguồn hoạt động kinh doanh chủ yếu từ vốn vay, nhƣng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, chiến lƣợc kinh doanh không đƣợc vạch ra cụ thể, rõ ràng, chuẩn xác,...dẫn đến việc KH gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh nhƣ không đủ sức điều hành, không có khả năng ứng phó với những biến động của thị trƣờng, nhất là trong giai đoạn các chi phí đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng cao làm cho hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc KH bị phá sản và NH không thu hồi đƣợc vốn vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)