Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cƣờng hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Trong 2-3 năm đầu Kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trƣởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Các chỉ tiêu chủ yếu:
-Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân 5 năm tăng khoảng 6,5-7%.
-Tỷ trọng đầu tƣ toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 33,5-35% Tổng sản phẩm trong nƣớc.
-Giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dƣới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015.
-Bội chi ngân sách Nhà nƣớc đạt dƣới 4,5% vào năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ).
-Giảm tiêu tốn năng lƣợng tính trên Tổng sản phẩm trong nƣớc từ 2,5- 3%/năm.
-Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 30% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp; tỷ lệ đổi mới công nghệ đạt 13%/năm.
-Năng suất lao động xã hội đến năm 2015 tăng 29-32% so với năm 2010. -Tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách không quá 22-23% Tổng sản phẩm trong nƣớc/năm.
-Nợ công đến năm 2015 không quá 65% Tổng sản phẩm trong nƣớc, dƣ nợ của Chính phủ không quá 50% Tổng sản phẩm trong nƣớc, dƣ nợ quốc gia không quá 50% Tổng sản phẩm trong nƣớc.
-Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5-7% vào năm 2015.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức trong nƣớc và quốc tế mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, mức độ tăng trƣởng của giai đoạn này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và triển vọng của kinh tế thế giới. Nếu kinh tế toàn cầu cải thiện hơn, nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam tăng sẽ thúc đẩy sản xuất tăng trƣởng mạnh. Môi trƣờng kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể khiến thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài hơn, đây cũng là động lực cho tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, lƣợng kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng, dịch vụ tài chính phát triển,… sẽ là những yếu tố hỗ trợ tăng trƣởng trong thời gian tới.