Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 63 - 65)

Khi nền kinh tế có những biến động lớn thì Nhà nƣớc ban hành những chính sách kinh tế phù hợp để điều phối và can thiệp vào nền kinh tế nhằm ngăn chặn và bình ổn kinh tế, nhƣ vậy vô hình chung Nhà nƣớc đã gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong định hƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp không lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn sắp diễn ra để có những kế hoạch ngăn ngừa nhằm hạn chế tổn thất xảy ra trong kinh doanh mà chỉ có những biện pháp đối phó, khắc phục khi đã xảy ra khó khăn, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nhiều, kết quả hoạt động suy giảm và khả năng trả nợ bị hạn chế, làm cho nguy cơ xảy ra RRTD cho NH là rất cao. Chẳng hạn Chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến cho thị trƣờng bất động sản trong nƣớc rơi vào trạng thái đóng

băng trong thời gian dài. Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN ban hành công văn 2200/NHNN-CSTT 18/03/2011 yêu cầu các Tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời quy định từng bƣớc giảm tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống tối đa là 20% vào cuối tháng 6/2011 và xuống 15% cuối tháng 12/2011. Nguồn vốn đổ vào bất động sản bị gián đoạn khiến hàng loạt các dự án bất động sản bị ngƣng trệ, thanh khoản trên thị trƣờng sụt giảm mạnh. Hoặc chính sách về việc các doanh nghiệp nhập khẩu không đƣợc vay USD làm ảnh hƣởng nhiều đến chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Hiện nay ở Việt Nam chƣa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và NH. Trung tâm thông tin tín dụng NH của NHNN hoạt động đã hơn một thập niên và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, nhiều khi còn có sai sót, và cũng chƣa chủ động cung cấp các thông tin rủi ro về KH cho các NH. Thông tin tín dụng chƣa nêu những nhận xét khách quan về thông tin của ngƣời vay nhƣ tƣ cách KH, uy tín KH, xếp loại doanh nghiệp,… và cũng chƣa nêu đƣợc những nguyên nhân của những khoản nợ xấu. Mối liên kết giữa Trung tâm thông tin tín dụng và Tổ chức tín dụng rất lỏng lẻo và chƣa có biện pháp chế tài cho các Tổ chức tín dụng khi không cung cấp hoặc cung cấp đầy đủ thông tin. Đây cũng là thách thức cho hệ thống NH trong việc mở rộng và kiểm soát tốt tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tƣơng xứng. Nếu các NH cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trƣờng thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống NH.

Hoạt động thanh tra NH và đảm bảo an toàn hệ thống chƣa có sự cải thiện căn bản về chất lƣợng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra NH còn chƣa theo kịp. Nội dung và phƣơng pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đƣợc đổi

mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phƣơng pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trƣờng tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra NH còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra NH còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không đƣợc thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp.

Hệ thống văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động NH còn chậm và còn nhiều vƣớng mắc, bất cập, điển hình là các văn bản về việc cƣỡng chế thu hồi nợ có quy định: Trong những trƣờng hợp KH không trả đƣợc nợ, NH có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NH không làm đƣợc điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)