Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33)

Cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các tổ chức tín dụng, ngân hàng “có vấn đề” về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiến cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém; kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán đối ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHNN dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng yếu kém để ngăn chặn những tổn thất tài chính to lớn có thể xảy ra.

Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, công ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng. Đặc biệt, với hệ thống NHTM cổ phần hiện nay, hoạt động còn chƣa có kinh nghiệm, hiệu quả thấp, cần chấn chỉnh bằng cách mua lại, sáp nhập, liên kết để hình thành những ngân hàng mạnh hơn.

Tăng cƣờng sức mạnh hoạt động cho các NHTM, trƣớc tiên, cần tăng vốn điều lệ, vốn tự có và năng lực quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo số lƣợng ngân hàng ít nhƣng an toàn và hiệu quả hơn.

Nhanh chóng cụ thể hóa chính sách, cơ chế, thể lệ, quy chế để phát triển hệ thống các NHTM đủ tiêu chuẩn kinh doanh đa năng, thích ứng với cơ chế thị trƣờng mới. Phân định rạch ròi giữa nhiệm vụ chính sách và kinh doanh, có sự thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính và không ngừng nâng cao chất lƣợng cung ứng các dịch vụ tài chính, tín dụng cho nền kinh tế.

Thành lập thị trƣờng mua bán nợ xấu, kể cả thị trƣờng tƣ nhân. Sáp nhập các NHTM có quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về RRTD ngân hàng, quản lý RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng của RRTD đến hoạt động của ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá RRTD làm cơ sở cho chƣơng tiếp theo của luận văn. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu một số kinh nghiệm tái cấu trúc NH tại một số NHTM trên thế giới, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK

Tên gọi doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt: VIETINBANK Logo:

Địa chỉ doanh nghiệp: Số 108 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2.1.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển

VIETINBANK tiền thân là Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, đƣợc thành lập dƣới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trƣởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức đƣợc đổi tên thành “Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam” theo quyết định số 4402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 14/11/1990.

Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VIETINBANK theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tƣớng Chính Phủ.

Ngày 23/09/2008, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ- TTg phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 02/11/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thƣơng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam.

Ngày 16/07/2009 cổ phiếu của VIETINBANK chính thức đƣợc niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, VIETINBANK đã phát triển theo mô hình NH đa năng, hiện tại có quan hệ đại lý với hơn 900 NH, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VIETINBANK có mạng lƣới hoạt động đƣợc phân bố rộng khắp tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc với 01 Sở giao dịch, 147 c , đồng thời có 03 chi nhánh ở nƣớc ngoài: 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin (Đức) và 01 chi nhánh tại Viêng Chăn (Lào). VIETINBANK hiện có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNH

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nƣớc và Quốc tế.

Giá trị cốt lõi:

- Mọi

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

- Ngƣời lao động đƣợc quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – đƣợc quyền hƣởng thụ đúng với chất lƣợng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – đƣợc quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

- Sự thịnh vƣợng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

2.1.2. Kết quả hoạt động

Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nƣớc đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, VIETINBANK một mặt bám sát định hƣớng điều hành của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, mặt khác theo dõi sát sao diễn biến trên thị trƣờng để kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống chủ động linh hoạt trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh tăng trƣởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế.

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530 Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ 349.353 429.932 467.879

Trong đó: dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Tổng nguồn vốn huy động 339.699 420.212 460.082 Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625

Trong đó Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trƣớc thuế 4.638 8.392 8168 Lợi nhuận sau thuế 3.444 6.259 6.169

ROA (%) 1,5 2,03 1,7

ROE (%) 21,1 26,74 19,9

Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK[13,14,15]

Tổng tài sản tại 31/12/2012 là 503.530 tỷ đồng, tăng 9,36% so với 31/12/2011, tƣơng ứng tăng 43.110 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, các khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng tiền gửi tại NHNN. Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 92.689 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc

tăng các khoản cho vay của KH, khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng các chứng khoán đầu tƣ.

Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ cuối năm 2010 là 349.353 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 429.932 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 467.879 tỷ đồng, tăng 37.947 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 8,83%. Trong đó dƣ nợ cho vay cũng liên tục tăng trƣởng qua các năm, cuối năm 2010 dƣ nợ cho vay đạt 234.205 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 39.922 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 13,61% so với cuối năm 2011.

Tiền gửi của KH có sự gia tăng qua các năm, đến 31/12/2012/2012 đạt 460.082 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 56,54% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2011 và các khoản thu nhập chƣa phân bổ. Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2012 đạt 33.625 tỷ đồng, tăng 5.134 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 18,02% so với cuối năm 2011, đây là phần vốn tăng do trong năm 2012 phát hành cổ phần và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Vốn điều lệ của VIETINBANK cũng không ngừng đƣợc gia tăng qua các năm. Cuối năm 2010 đạt 15.172 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 20.230 tỷ đồng và đến 31/12/2012 đạt 26.218 tỷ đồng, tăng 5.988 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 29,60% so với cuối năm 2011. Ngày 10/5/2013, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) đã hoàn tất việc chuyển tiền mua 644.389.811 cổ phần của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) với giá 24.000 VND/1 cổ phần. Đây là bƣớc cuối cùng để BTMU chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của VietinBank. Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lƣợc, VietinBank đã trở thành ngân hàng thƣơng mại có vốn lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ VND) và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đông chiếm cổ phần

chi phối, tiếp theo là hai cổ đông tổ chức nƣớc ngoài: BTMU và IFC; và các bên có liên quan.

Bảng 2.2 Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 07/2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân hàng Vốn điều Vốn chủ sở hữu

VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763 Nguồn: www.cafef.vn [19]

Lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng mạnh qua các năm, năm 2011 tăng 81,68% tƣơng ứng tăng 2.814 tỷ đồng so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu từ do tăng lãi thuần và thu nhập tƣơng tự. Lãi biên của NH năm 2011 là 5,1% tăng so với năm 2010 là 4,1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng NH huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Năm 2012 hầu hết các ngân hàng đều có kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm mạnh nhƣng VIETINBANK vẫn giữ đƣợc mức lợi nhuận rất ấn tƣợng đạt 6.169 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại.

ROA, ROE có sự tăng trƣởng qua các năm và dẫn đầu trong các NH niêm yết. Đến 31/12/2012 đạt lần lƣợt là 1,7% và 19,9%.

Các sự kiện tiêu biểu trong năm 2012

- Ngày 9/2/2012, VietinBank khai trƣơng Chi nhánh tại Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.

- Ngày 25 và 26/2/2012, với chủ đề “Hành trình Kết nối trái tim”, hơn 11.000 cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động VietinBank đã đăng ký tham gia hiến máu tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

- Ngày 28/2/2012, VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên 2012.

- Tháng 5/2012, 250 triệu USD trái phiếu quốc tế của VietinBank đã phát hành thành công trên thị trƣờng tài chính toàn cầu.

- Ngày 28/5/2012, VietinBank đã khai trƣơng Chi nhánh tại Thủ đô Berlin, CHLB Đức

- Ngày 25/9/2012, VietinBank tổ chức khánh thành Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

- Ngày 27/12/2012, VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho The Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứ ba trên thế giới.

Đặc biệt trong năm 2012, VIETINBANK là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 2.000 doanh nghiệp lớn trên toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn và doanh nghiệp có số lƣợng cán bộ nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo đông nhất do tổ chức kỷ lục Việt Nam chứng nhận.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK 2.2.1. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại VIETINBANK 2.2.1. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại VIETINBANK

2.2.1.1. Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Để đảm bảo hoạt động tín dụng đƣợc an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra, VIETINBANK hƣớng dẫn chi tiết các quy trình tác nghiệp cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình tín dụng của VIETINBANK khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu đƣợc các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại VIETINBANK

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình này quy định cụ thể đối với các trƣờng hợp cấp tín

dụng thuộc mức kiểm soát của Chi nhánh hoặc phải trình trụ sở chính kiểm soát, phê duyệt thông qua.

Hiện tại VIETINBANK đang thực hiện Quy trình cấp giới hạn tín dụng đối với KH theo quyết định số 1067/2013/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 08/04/2013.

Chi tiết Quy trình cấp tín dụng vui lòng xem phụ lục 01 đính kèm.

Ngoài ra đối với từng sản phẩm cấp tín dụng cụ thể, VIETINBANK cũng ban hành những quy định hƣớng dẫn cụ thể các bƣớc thực hiện đối với sản phẩm cấp tín dụng.

2.2.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

VIETINBANK xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích đo lƣờng RRTD của KH thông qua phƣơng pháp đánh giá KH bằng thang điểm thống nhất dựa trên chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Đối tƣợng chấm điểm, xếp hạng: Khách hàng là tổ chức kinh tế, KH là cá nhân tiêu dùng, KH là cá nhân/hộ gia đình kinh doanh.

Mục đích chấm điểm, xếp hạng: Kết quả xếp hạng KH đƣợc sử dụng để: Hỗ trợ quyết định chính sách tín dụng; là cơ sở để xem xét quyết định cấp tín dụng; phục vụ quản lý RRTD toàn hệ thống, đánh giá, giám sát KH hiện thời, phát hiện những dấu hiệu rủi ro và có những giải pháp kịp thời; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN (khi đƣợc NHNN đồng ý).

Phòng thực hiện chấm điểm tín dụng bao gồm: Phòng Phòng giao dịch,

Phòng khách hàng tại Chi nhánh và trụ sở chính.

Người có thẩm quyền phê duyệt hạng:

- Lãnh đạo Phòng giao dịch đối với trƣờng hợp Giới hạn tín dụng cấp cho KH nằm trong mức kiểm soát thẩm định của Phòng giao dịch.

- Lãnh đạo Chi nhánh đối với trƣờng hợp Giới hạn tín dụng cấp cho KH nằm trong mức kiểm soát thẩm định của Chi nhánh.

- Lãnh đạo phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt Giới hạn tín dụng.

Người có thẩm quyền điều chỉnh hạng:

- Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc đƣợc ủy quyền.

- Trƣởng/Phó phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt Giới hạn tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)