Mô hình điểm số Z

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26 - 28)

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trƣớc sự phá sản của KH vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro. Có nhiều công cụ đã đƣợc phát triện để làm việc này, trong đó chỉ số Z là công cụ đƣợc cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này đƣợc phát minh bởi Giáo sƣ Edward I.Altman, trƣờng kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lƣợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ và đƣợc phát triển độc lập bởi giáo sƣ Richard Taffer và những nhà nghiên cứu khác. Đến nay, hầu hết các nƣớc vẫn còn sử dụng vì nó có độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5: X1 : Vốn lƣu động/Tổng tài sản.

X3 : Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế/Tổng tài sản.

X4: Giá trị thị trƣờng của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ. X5 : Doanh số/Tổng tài sản.

Đại lƣợng Z dùng làm thƣớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với ngƣời đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của ngƣời đi vay càng thấp. Ngƣợc lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm trong các trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 +0,64X4 +0,999X5

- Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn.

- Nếu 1,81 < Z <2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo. - Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm.

Đối với doanh nghiệp chƣa cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 +3,107X3 +0,42X4 +0,998X5

- Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn.

- Nếu 1,23 < Z’ <2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo. - Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm.

Đối với doanh nghiệp ngành thƣơng mại, dịch vụ và khác: Do có sự khác biệt khá lớn giữa các ngành nên X5 đƣợc bỏ qua.

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 +6,72X3 +1,05X4

- Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn.

- Nếu 1,2 < Z” <2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo. - Nếu Z” < 1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm.

Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lƣờng tƣơng đối giản đơn. Tuy nhiên, mô hình này đƣợc xây dựng trên một mẫu tƣơng đối nhỏ và chỉ dựa trên các công ty Mỹ. Các mô hình chỉ số Z là phù hợp với Mỹ hoặc đối với một ngành nghề cụ thể, nó không nhất thiết phù hợp tại các nƣớc khác nhau và các ngành nghề khác nhau. Và có các nhân tố quan trọng nhƣng cũng không đƣợc xét đến nhƣ: danh tiếng của KH, mối quan hệ lâu dài với NH,… sẽ làm cho mô hinh điểm số Z có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)