VIETINBANK đã xây dựng hệ thống quản lý RRTD hoạt động theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 53)

hình quốc tế

VIETINBANK đã xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro, trong đó Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thông qua các chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro của VIETINBANK, trong khi Ban Điều hành có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lƣợc và chính sách đã đƣợc thông qua đó.

Chức năng quản trị rủi ro của VIETINBANK hiện do Khối quản lý rủi ro thực hiện. Khối này đƣợc tách riêng khỏi các giao dịch trực tiếp và thực hiện báo cáo trực tiếp lên Ban Điều hành.

Khối quản lý rủi ro bao gồm 4 phòng ban: Phòng Quản lý rủi ro thị trƣờng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và Phòng Pháp chế có trách nhiệm quản lý các loại rủi ro khác nhau.

Thêm vào đó, Phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính có trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất và ngoại hối.

Ngoài ra, một điểm nổ bật trong mô hình quản lý RRTD của VIETINBANK chính là việc đã thành lập và đƣa vào hoạt động Khối Kiểm soát và phê duyệt Tín dụng từ tháng 04/2013 sau một thời gian chuẩn bị khá dài. Trong Khối Kiểm soát và phê duyệt Tín dụng với cái phòng: Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD, Phòng kiểm soát giải ngân, Phòng quản lý nợ có vấn đề. Các phòng trên

còn có bộ phận kéo dài tại TP HCM thực hiện việc quản lý các Chi nhánh từ Quảng Bình trở vào theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công và trong giới hạn đƣợc ủy quyền. Với các phòng, ban này VIETINBANK đã thực hiện việc cấp tín dụng và giải ngân cho KH tập trung trong toàn hệ thống. Trƣớc đây mỗi Chi nhánh đều đƣợc giao một mức phán quyết tín dụng rất cao, điều này đã tạo ra rất nhiều rủi ro cho VIETINBANK trong việc cấp tín dụng cho KH. Với việc chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, tùy theo kết quả đánh giá, xếp loại Chi nhánh mà mỗi Chi nhánh sẽ có một mức kiểm soát thẩm định và kiểm soát giải ngân nhất định, tuy nhiên cũng ở mức rất thấp. Hiện tại, hầu nhƣ tất cả các hồ sơ cấp tín dụng và giải ngân của KH sau khi Chi nhánh đã thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, giải ngân đều đƣợc chuyển lên Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và Phòng kiểm soát giải ngân thông qua hệ thống luân chuyển hồ sơ nội bộ để thực hiện đánh giá, kiểm soát lại và phê duyệt thông qua các đề xuất của Chi nhánh. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh này đã giúp VIETINBANK kiểm soát và hạn chế đƣợc rất nhiều RR trong quá trình cấp tín dụng cho KH.

Ngoài ra, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ đƣợc xây dựng từ hội sở chính thực hiện chỉ đạo trực tiếp bộ phận kiểm tra kiểm soát các mặt nghiệp vụ NH tại các chi nhánh, trong đó có nghiệp vụ tín dụng để phát hiện những rủi ro tín dụng từ đó đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời.

Tại hội sở chính VIETINBANK: thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát toàn hệ thống thông qua chƣơng trình kế hoạch từng tháng, quý đối với bộ phận kiểm tra kiểm soát từng khu vực. Thông qua báo cáo kiểm tra kiểm soát của từng cụm đối với các Chi nhánh đƣợc kiểm tra, phòng kiểm tra kiểm soát sẽ thực hiện tổng hợp, đánh giá chất lƣợng tín dụng của từng Chi nhánh, tham mƣu cho Tổng giám đốc nhằm chỉ đạo điều hành, chấn chỉnh và cảnh báo rủi ro tín dụng, đồng thời thông báo cho toàn hệ thống rút kinh nghiệm chỉnh sửa kịp thời.

Tại chi nhánh: Cụm kiểm tra kiểm soát nội bộ đều có ít nhất 02 cán bộ thực hiện kiểm tra sau tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến công tác tín dụng phát sinh tại Chi nhánh ngày hôm trƣớc: cấp tín dụng, giải ngân, mở LC, bảo lãnh, thánh

toán quốc tế, tài sản bảo đảm…để đảm bảo việc tuân thủ quy định, quy trình tín dụng hiện hành, qua đó phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ tín dụng và đề xuất kiến nghị đối với bộ phận tín dụng bổ sung sửa chữa các sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)