CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR): là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của NHTM, đƣợc dùng để xác định khả năng của NH trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các RRTD, rủi ro vận hành.

CAR (%) = (Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro quy đổi) * 100 (1.1)

1.5.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Tổng dƣ nợ quá hạn

X 100 (1.2) Tổng dƣ nợ vay

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tổng dƣ nợ vay gồm tất cả các khoản cho vay, ứng trƣớc, thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức cấp tín dụng khác.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của NH càng kém và ngƣợc lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng minh đƣợc chất lƣợng tín dụng của NH càng tốt.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc phân loại theo thời gian và phân chia thành các cấp độ quá hạn nhƣ sau:

- Nợ quá hạn từ dƣới 90 ngày – Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)

- Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) - Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)

- Nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên - Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5)

1.5.3. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng dƣ nợ xấu

X 100 (1.3) Tổng dƣ nợ vay

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu của các tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nơ: Nợ nhóm 3, nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5.

1.5.4. Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng (%) = Tổng dƣ nợ cho vay X 100 (1.4) Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng đồng thời RRTD cũng rất cao.

1.6. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thƣơng mại tại Nhật Bản

Cuối tháng 9/1998, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật khôi phục hệ thống NH nhằm giải quyết khoản nợ khổng lồ. Nội dung cơ bản của luật này gồm: Lập một ủy ban khôi phục tài chính; Các NH thua lỗ bị phá sản theo Luật Phá sản và đặt dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc theo 2 cách, hoặc là Chính phủ mua cổ phiếu của các NH bị phá sản, hoặc chuyển thành các NH cầu nối cho đến khi khu vực tƣ nhân mua lại; Cho phép NH Nhật mua lại NH phá sản hoặc Chính phủ sẽ tạm thời quốc hữu hóa,…

Ngày 12/10/1998, 8 dự án luật liên quan tới các NH bị phá sản đã đƣợc Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn. Theo đó, Chính phủ có thể bơm tiền vào một số NH với một số điều kiện nhất định: Nếu NH có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao hơn 4% thì Chính phủ có thể mua cổ phiếu thƣờng hay cổ phiếu ƣu đãi của NH nhƣng giám đốc của NH sẽ buộc phải từ chức, NH phải giảm số chi nhánh và phải đóng cửa chi nhánh ở nƣớc ngoài. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của NH thấp hơn 4% thì NH sẽ tạm thời bị quốc hữu hóa, sau đó phải ngừng hoạt động, sáp nhập với NH khác hoặc cắt giảm mạnh quy mô hoạt động.

Khoảng 18 nghìn tỷ yên từ công quỹ đƣợc chi ra để xử lý những NH bị phá sản theo quy định của các luật này và 25 nghìn tỷ yên nữa đƣợc rót vào các NH khỏe mạnh. Thủ tƣớng Nhật Bản Kenzo Obuchi hy vọng, các cuộc cải tổ NH sẽ đặt nền móng cho sự hồi phục của nền kinh tế đất nƣớc.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phân chia các ngân hàng nƣớc này thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là các ngân hàng cho vay lành mạnh, sắp giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi; nhóm thứ hai là các ngân hàng đang phải vật lộn với nợ xấu. Mặc dù quy mô thực tế của nhóm thứ nhất nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm thứ hai,

song nó là nơi tập trung những ngân hàng khổng lồ, khỏe mạnh nhất nhƣ Bank of Tokyo Mitshubishi Ltd., Sumitomo Bank Ltd., Sanwa Bank Ltd., Asahi Bank Ltd., Tokai Bank Ltd., là điểm tựa cho quá trình phục hồi của toàn bộ hệ thống này.

Sự phân chia này, theo các nhà phân tích, sẽ tạo ra sự phân cực rõ ràng, nhất là trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, mà kết quả của sự phân cực này là các ngân hàng nhỏ sẽ ngày càng khó khăn hơn trên Thị trƣờng chứng khoán. Bank of Tokyo Mitsubishi Ltd., ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 2 thế giới cũng đã phải sa thải 1/6 số cán bộ và bán đi một phần chi nhánh Union Bank of Califonia tại Mỹ.

Bên cạnh việc xin bơm vốn, các ngân hàng cũng thành lập các liên minh. Chẳng hạn, Ngân hàng Sumitomo Trust với Công ty Sumitomo; Daiichi Kangyo và Fuji sáp nhập các công ty con trong lĩnh vực ngân hàng và có kế hoạch mua công ty quản lý tài sản của Yasuda Trust. Trƣớc khi Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản bị quốc hữu hóa, họ đã có kế hoạch sáp nhập với Chuo Trust and Banking, đây cũng là một hƣớng đi khả thi về lâu dài.

1.6.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thƣơng mại tại Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) và công ty này đã giúp làm giảm đuợc nợ xấu trong hệ thống NH Hàn Quốc xuống chỉ còn 2,3% vào cuối năm 2002. Nhiệm vụ của KAMCO bao gồm định giá các tài sản xấu, mua tại tài sản, và xử lý tài sản. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa nhất có lẽ là nhờ vào hoạt động của KAMCO mà một thị trƣờng mua bán nợ thứ cấp đã đƣợc phát triển ở Hàn Quốc. KAMCO đã thực sự đóng vai trò vừa nhƣ một nhà tạo lập thị trƣờng (market marker) vừa nhƣ một nhà buôn (dealer) làm cầu nối giữa những nhà đầu tƣ có nhu cầu mua và bán các khoản nợ xấu. KAMCO đã giúp giải quyết đƣợc vấn đề điều phối và tình trạng bất cân xứng thông tin vốn dĩ rất phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, KAMCO cũng đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào các giao dịch tái cơ cấu nợ xấu của hệ thống NH Hàn Quốc.

Song song với giải pháp này, Chính phủ Hàn Quốc cũng thực hiện biện pháp tái cấu trúc nợ của các con nợ chủ yếu, trong đó đặc biệt là các chaebols. Vào cuối năm 1998, chính phủ Hàn Quốc đã đánh giá lại năng lực tài chính của năm chaebols lớn và phát triển một chƣơng trình cải thiện cấu trúc vốn theo hƣớng giảm tỷ lệ nợ trên vốn tự có của các chaebols xuống còn 200% hoặc thấp hơn trong vòng hai năm.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các tổ chức tín dụng, ngân hàng “có vấn đề” về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiến cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém; kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán đối ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHNN dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng yếu kém để ngăn chặn những tổn thất tài chính to lớn có thể xảy ra.

Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, công ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng. Đặc biệt, với hệ thống NHTM cổ phần hiện nay, hoạt động còn chƣa có kinh nghiệm, hiệu quả thấp, cần chấn chỉnh bằng cách mua lại, sáp nhập, liên kết để hình thành những ngân hàng mạnh hơn.

Tăng cƣờng sức mạnh hoạt động cho các NHTM, trƣớc tiên, cần tăng vốn điều lệ, vốn tự có và năng lực quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo số lƣợng ngân hàng ít nhƣng an toàn và hiệu quả hơn.

Nhanh chóng cụ thể hóa chính sách, cơ chế, thể lệ, quy chế để phát triển hệ thống các NHTM đủ tiêu chuẩn kinh doanh đa năng, thích ứng với cơ chế thị trƣờng mới. Phân định rạch ròi giữa nhiệm vụ chính sách và kinh doanh, có sự thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính và không ngừng nâng cao chất lƣợng cung ứng các dịch vụ tài chính, tín dụng cho nền kinh tế.

Thành lập thị trƣờng mua bán nợ xấu, kể cả thị trƣờng tƣ nhân. Sáp nhập các NHTM có quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về RRTD ngân hàng, quản lý RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng của RRTD đến hoạt động của ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá RRTD làm cơ sở cho chƣơng tiếp theo của luận văn. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu một số kinh nghiệm tái cấu trúc NH tại một số NHTM trên thế giới, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK

Tên gọi doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt: VIETINBANK Logo:

Địa chỉ doanh nghiệp: Số 108 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2.1.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển

VIETINBANK tiền thân là Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, đƣợc thành lập dƣới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trƣởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức đƣợc đổi tên thành “Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam” theo quyết định số 4402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 14/11/1990.

Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VIETINBANK theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tƣớng Chính Phủ.

Ngày 23/09/2008, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ- TTg phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 02/11/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thƣơng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam.

Ngày 16/07/2009 cổ phiếu của VIETINBANK chính thức đƣợc niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, VIETINBANK đã phát triển theo mô hình NH đa năng, hiện tại có quan hệ đại lý với hơn 900 NH, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VIETINBANK có mạng lƣới hoạt động đƣợc phân bố rộng khắp tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc với 01 Sở giao dịch, 147 c , đồng thời có 03 chi nhánh ở nƣớc ngoài: 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin (Đức) và 01 chi nhánh tại Viêng Chăn (Lào). VIETINBANK hiện có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNH

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nƣớc và Quốc tế.

Giá trị cốt lõi:

- Mọi

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

- Ngƣời lao động đƣợc quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – đƣợc quyền hƣởng thụ đúng với chất lƣợng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – đƣợc quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

- Sự thịnh vƣợng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

2.1.2. Kết quả hoạt động

Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nƣớc đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, VIETINBANK một mặt bám sát định hƣớng điều hành của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, mặt khác theo dõi sát sao diễn biến trên thị trƣờng để kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống chủ động linh hoạt trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh tăng trƣởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế.

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530 Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ 349.353 429.932 467.879

Trong đó: dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Tổng nguồn vốn huy động 339.699 420.212 460.082 Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625

Trong đó Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trƣớc thuế 4.638 8.392 8168 Lợi nhuận sau thuế 3.444 6.259 6.169

ROA (%) 1,5 2,03 1,7

ROE (%) 21,1 26,74 19,9

Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK[13,14,15]

Tổng tài sản tại 31/12/2012 là 503.530 tỷ đồng, tăng 9,36% so với 31/12/2011, tƣơng ứng tăng 43.110 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, các khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng tiền gửi tại NHNN. Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 92.689 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc

tăng các khoản cho vay của KH, khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng các chứng khoán đầu tƣ.

Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ cuối năm 2010 là 349.353 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 429.932 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 467.879 tỷ đồng, tăng 37.947 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 8,83%. Trong đó dƣ nợ cho vay cũng liên tục tăng trƣởng qua các năm, cuối năm 2010 dƣ nợ cho vay đạt 234.205 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 39.922 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 13,61% so với cuối năm 2011.

Tiền gửi của KH có sự gia tăng qua các năm, đến 31/12/2012/2012 đạt 460.082 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 56,54% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)