Thị phần thanh toán điện tử của một ngân hàng là tỉ lệ phần trăm về thị trƣờng mà ngân hàng đó nắm giữ so với tổng quy mô thị trƣờng. Ngân hàng có thị phần cao nhất đƣợc xem là thƣơng hiệu dẫn đầu.
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ thành công về việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng nghiên cứu so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn.
1.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng thƣơng mại
1.4.3.1 Môi trường kinh tế - xã hội
- Mức sống của dân cư: Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển
dịch vụ thanh toán. Khi ngƣời dân có thu nhập thấp hay nói cách khác, họ có ít tiền sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ sử dụng tiền mặt thay thế các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.
- Thói quen của người dân: Thói quen và sự ƣa thích dùng tiền mặt và sự trì
trệ của khách hàng có thể là trở ngại chính cho sự phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Tại các nƣớc Châu Á, số lƣợng khách hàng sử dụng thanh toán phi tiền mặt
rất nhỏ so với các nƣớc phƣơng Tây. Phạm vi của các công cụ phi tiền mặt hiện nay còn bị giới hạn và thanh toán chủ yếu vẫn dựa trên giấy tờ.
- Sự chấp nhận của khách hàng: Sự truyền bá các dịch vụ thanh toán điện tử
đƣợc khách hàng xác định nhiều hơn là ngƣời bán. Không có điểm nào cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử nếu không đƣợc sự chấp nhận của khách hàng.
- Sự quan tâm tới các dịch vụ thanh toán điện tử và lợi ích của chúng: Rõ
ràng rằng thanh toán điện tử là hiện đại và tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng tốt thôi là đủ. Để đƣợc sự chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử, ngân hàng phải đƣa ra các dịch vụ làm cho khách hàng quan tâm tới khả năng; lợi ích của các dịch vụ đó và đào tạo họ sử dụng các dịch vụ đó.
1.4.3.2 Môi trường pháp lý
Sự phát triển của công nghệ mới trong hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi cần phải có các qui định pháp lý mới. Các dịch vụ thanh toán điện tử chỉ hiệu quả và an toàn thực sự khi nó đúng luật. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật phần lớn bỏ quên không công nhận các hợp đồng trực tuyến, các chữ ký điện tử, các thông điệp và thƣ tín điện tử, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể, tiền mặt điện tử hoặc hệ thống thanh toán trên Internet, và phần lớn đòi hỏi phải có bằng chứng hữu hình cho giao dịch để nó đƣợc thừa nhận tại toà án. Để thuận tiện cho các dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống pháp lý cần vƣợt qua đƣợc các rào cản pháp lý cũ kỹ này, ví dụ tính hợp lệ của chữ ký điện tử, hợp đồng trực tuyến, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể phải đƣợc đƣa ra.
Các dịch vụ thanh toán điện tử đòi hỏi một môi trƣờng kinh tế và kỹ thuật chuẩn hóa cao độ. Trong môi trƣờng đó, các sản phẩm và các dịch vụ phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe.
1.4.3.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Một tiềm năng rất lớn là sự phát triển công nghệ có thể mang lại sự chuyển biến cho công nghệ ngân hàng theo cách mà nó sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Tốc độ tăng nhanh chóng của các tiến bộ
trong công nghệ thông tin và truyền thông đã đƣa ra một phạm vi lớn kênh phân phối trong ngân hàng bán lẻ, và đặc biệt là các hệ thống thanh toán điện tử. Ngân hàng cần khai thác các cơ hội có đƣợc từ sự phát triển và biến đổi này để duy trì cạnh tranh.Ngân hàng thành công tƣơng lai chính là những ngân hàng đón đầu cuộc cách mạng CNTT và truyền thông.Hơn nữa, ngƣời tiêu dùng cũng có thể yêu cầu các dịch vụ ngân hàng chất lƣợng hơn và bắt đầu thấy rõ hơn những thế mạnh và công nghệ có thể mang lại. Ngƣời thắng sẽ là những ngân hàng áp dụng đƣợc khả năng của CNTT và truyền thông vào việc ra quyết định chiến lƣợc về mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng năng lực bộ máy tổ chức, quản lý rủi ro và thiết lập mối quan hệ khách hàng tốt hơn.
1.4.3.4 Nguồn nhân lực
Hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi lực lƣợng nhân viên có kỹ thuật CNTT và truyền thông cao để đƣa ra những ứng dụng cần thiết, hỗ trợ và phổ biến kiến thức kỹ thuật tƣơng ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới “Triển vọng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển 2001” nguồn lực
này trong nhiều nƣớc đang phát triển rất thiếu. Điều này tạo nên một cản trở cho sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử. Hơn nữa, cầu về lực lƣợng lao động CNTT chất lƣợng cao trong các nƣớc công nghiệp cao hơn cung. Do đó, các nƣớc đang phát triển có khả năng chảy máu chất xám về lao động CNTT, gây nên thiếu lao động CNTT thậm chí gay gắt và ngăn cản sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử.
Lực lƣợng lao động CNTT của Việt Nam chƣa đáp ứng nhu cầu cho thị trƣờng phần mềm nội địa. Phần lớn nhân viên không đủ kỹ năng làm việc và giao dịch trên Internet và với những thiết bị hiện đại. Điểm yếu về tiếng Anh, ngôn ngữ chính trên Internet, cũng là rào cản cho thƣơng mại điện tử.
1.4.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam
1.4.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của một số nƣớc
Không còn cần đến thẻ ATM rút tiền hay lỉnh kỉnh tiền mặt trong ví, từ năm 2016, ngƣời dân Thái có thể dùng căn cƣớc, số điện thoại di động, hoặc địa chỉ email là có thể chuyển tiền hoặc thanh toán khi mua hàng.
Từ năm 2016, Thái Lan đã từng bƣớc áp dụng rộng rãi hình thức thanh toán kiểu mới (TTKM) dựa trên mô hình “Mọi thông tin cá nhân (Any ID)” và hệ thống
“Đọc thẻ tự động (EDC)”. Mô hình Any ID là giải pháp cho phép mọi ngƣời có thể
dùng bất kỳ loại giấy tờ tùy thân và thông tin cá nhân nhƣ số căn cƣớc, số điện thoại hoặc địa chỉ email để chuyển tiền, thanh toán khi mua hàng. Trƣớc mắt, căn cƣớc sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu. Song song đó, EDC là hệ thống dùng phần mềm chuyên dụng để thu thập, lƣu trữ dữ liệu giao dịch của khách hàng.
Để hình thức TTKM đƣợc áp dụng rộng rãi, chính phủ Thái đã phát triển một hệ thống thanh toán duy nhất đồng bộ hóa với dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp, ngân hàng trên toàn quốc.
Một ƣu điểm khác của TTKM là một khi đƣợc liên kết với Kho bạc Nhà nƣớc sẽ giúp việc thu thuế hiệu quả hơn nhờ chính quyền dễ dàng kiểm soát đƣợc dữ liệu của các cuộc giao dịch. “Khi hệ thống nhận được dữ liệu, nó sẽ ngay lập tức tính được công ty đó bị đánh thuế hay được giảm thuế bao nhiêu. Hoặc khi một người mua hàng bằng căn cước, Cục Thuế sẽ biết ngay người đó mua gì, ở đâu và giá bao nhiêu. Ngoài ra, việc các tiểu thương gia nhập TTKM giúp chính phủ kiểm tra được thu chi thực tế của họ”, Thƣ ký thƣờng trực Bộ Tài chính Somchai
Sujjapongse giải thích.
Không những thế, TTKM đã hỗ trợ chính phủ trợ cấp trực tiếp cho những ngƣời có thu nhập thấp mà không cần có tài khoản ngân hàng thông qua đăng ký bằng giấy tờ tùy thân. Ngoài ra, họ còn có thể dùng căn cƣớc để sử dụng các phƣơng tiện và dịch vụ công cộng miễn phí.
Cũng ngay từ tháng 12, ba nhà mạng hàng đầu của Thái Lan là AIS, True Move và DTAC đã hợp tác và cho phép ngƣời dùng chuyển tiền trực tiếp qua lại giữa các mạng chỉ bằng số điện thoại, không cần tài khoản ngân hàng. Động thái
này đƣợc xem là cú hích mới hƣớng tới mục tiêu xây dựng một xã hội “không tiền mặt”.
Hiện tại ở Thái Lan khoảng 7.000 tỉ baht đƣợc rút ra từ máy ATM hằng năm, nhƣng có đến 10 tỉ baht phải chi cho chi phí xe bọc thép vận chuyển tiền đến các máy và các chi phí liên quan khác. Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan Boontuck Wungcharoen ƣớc tính bằng cách hạn chế việc sử dụng tiền mặt và chi phiếu, hệ thống này sẽ giúp đất nƣớc tiết kiệm đƣợc 100 tỉ baht/năm (khoảng 2,8 tỉ USD), tƣơng đƣơng gần 1% GDP.
*Tại Hàn Quốc
Thị trƣờng thanh toán Thẻ của Hàn Quốc là một trong những thị trƣờng cạnh tranh và hấp dẫn tại Châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Về khối lƣợng và giá trị giao dịch, thị trƣờng thanh toán Thẻ của Hàn Quốc ghi nhận mức tăng tƣởng tích cực trong suốt giai đoạn 2010 – 2014, từ 6,0% tới 17% thị phần thanh toán, theo một báo cáo do Timetric - nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu, phân tích và tƣ vấn các ngành công nghiệp và tài chính trọng điểm thực hiện.
Xu hƣớng này sẽ phát triển hơn nữa do sự mở rộng của thị trƣờng bán lẻ, thƣơng mại điện tử và việc gia tăng sử dụng thẻ không tiếp xúc. Thị trƣờng Thẻ ghi nợ lớn về giá trị và khối lƣợng giao dịch so với một vài năm trƣớc, và xu hƣớng này vẫn tiếp tục đƣợc duy trì theo dự đoán cho giai đoạn 2015 – 2019. Xét về giá trị giao dịch, thẻ ghi nợ chiếm thị phần lớn nhất với 43.2%
Tỉ lệ này đƣợc dự đoán tăng lên 49.6% năm 2019. Trong thời gian nghiên cứu, sự chuyển đổi của các giao dịch giá trị thấp từ tiền mặt sang thẻ ghi nợ chính là xu hƣớng chính do nhiều chủ thẻ ngày càng trở nên quen thuộc với việc thực hiện các giao dịch giá trị thấp bằng thẻ ghi nợ. Ngƣợc lại, số lƣợng thẻ tín dụng trong lƣu thông lại giảm hơn và có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Ngoài ra, sự gia tăng nợ của các hộ gia đình đã khiến chính phủ giới thiệu các biện pháp giúp hạn chế chi tiêu thẻ tín dụng, giảm khấu trừ thuế đối với các giao dịch thẻ ghi nợ và tăng khoản này cho các giao dịch bằng thẻ tín dụng.Dự kiến
thẻ tín dụng sẽ bị hạn chế và thẻ ghi nợ đƣợc khuyến khích trong các thanh toán vào năm 2019.
Từ năm 2010, ngành công nghiệp thanh toán và thẻ của Hàn Quốc đã chuyển dịch theo hƣớng công nghệ di động khi công ty viễn thông “lấn sân” sang lĩnh vực thanh toán. Kết quả là các thanh toán di động sử dụng NFC đang dần lôi kéo đƣợc ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc.Điều này thể hiện sự hội tụ của các thanh toán di động và thẻ truyền thống, báo hiệu sự thống trị ngày càng mạnh của các công ty viễn thông trong ngành công nghiệp này.
Ví dụ vào tháng 3/2012, ngân hàng Kookmon giới thiệu dịch vụ thanh toán di động cho phép các nhà bán lẻ sử dụng ứng dụng UbPay. Tƣơng tự, LG U+ cũng đã tung ra điện thoại NFC LG Optimus. Các công ty viễn thông Hàn Quốc cũng có kế hoạch thay thế thẻ SIM truyền thống với thẻ SIM NFC, cho phép mở rộng phạm vi của thanh toán di động trong thời gian dự đoán.
Để tận dụng thị trƣờng m-payment ngày càng lớn, Samsung Card, nhà phát hành thẻ cho khối phi ngân hàng giới thiệu Samsun Pay vào tháng 8/2015. Theo chuyên gia phân tích Kartik Challa của Timetric, mặc dù thị trƣờng thanh toán di động ở Hà Quốc bị chi phối bởi những công ty viễn thông và ngân hàng, với sự xuất hiện của các nhà phát hành thẻ cho khối phi ngân hàng nhƣ Samsung Card, sự cạnh tranh đƣợc dự kiến sẽ ngày càng gia tăng.
1.4.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam
Một là, hoàn thiện và đồng bộ cơ sở pháp lý đối với hoạt động thanh toán
nói chung và thanh toán điện tử nói riêng để đảm bảo tính an toàn và bảo mật trong thanh toán; từ đó tạo đƣợc lòng tin của khách hàng; thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng; khuyến khích họ sử dụng dịch vụ.
Hai là, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các tiện ích của dịch vụ thanh toán điện tử.
Ba là, nâng cấp và mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với
mục tiêu tiến tới Việt Nam có hệ thống thanh toán tiên tiến trong khu vực, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, tăng cƣờng quảng cáo, tuyên truyền và hƣớng dẫn ngƣời dân sử
dụng dịch vụ thanh toán điện tử nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Năm là, phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng và kho bạc triển khai rộng rãi
thu thuế điện tử; giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp.
Sáu là, phát triển hơn nữa thị trƣờng thẻ, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa một cách tổng quan cơ sở lý thuyết về dịch vụ thanh toán điện tử, có liên quan đến các chƣơng tiếp theo của luận văn. Cụ thể:
Một là, trình bày cô đọng một số nội dung lý thuyết về thƣơng mại điện tử, về thanh toán điện tử. Ngoài việc thống nhất một số khái niệm, tác giả còn đề cập đến lợi ích của thanh toán điện tử trong nền kinh tế và các hình thức thanh toán điện tử đƣợc sử dụng hiện nay.
Hai là, khái quát các vấn đề về phát triển dịch vụ thanh toán điện tử. Sau khi đề cập đến khái niệm, tác giả đã đƣa ra một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là tiền đề để tác giả phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại chi nhánh ở chƣơng tiếp theo.
Ba là, đề cập đến một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ thanh toán điện tử hiện nay tại Việt Nam,cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của một số nƣớc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Viêt Nam. Đây cũng là tiền đề để tác giả đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị ở chƣơng 3.
Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng và mức độ phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988; đến năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; năm 1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho đến nay.
Chi nhánh Agribank Lâm Đồng là một chi nhánh thành viên của Agribank đƣợc thành lập từ tháng 7/1988 trên cơ sở tiếp nhận con ngƣời, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động của 9 chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Quỹ tiết kiệm tỉnh, phòng tín dụng nông nghiệp ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh và chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh (nay là chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển tỉnh Lâm Đồng). Trải qua gần 29 năm xây dựng và trƣởng thành tuy có nhiều bƣớc thăng trầm nhƣng bằng sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, viên chức toàn chi nhánh cùng sự chỉ đạo sát sao đầy hiệu quả của Agribank; của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Lâm Đồng, của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; sự phối hợp, giúp đỡ của các Ngân hàng bạn và các Ban, Ngành, Đoàn thể trong tỉnh nên Agribank Lâm Đồng đã không ngừng phát triển, thƣờng