Cách thức thực hiệnthanh toán bằng ví điệntử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 29)

Để thực hiện thanh toán bằng ví điện tử cần thực hiện các bƣớc sau:

Bước 1: Đăng ký ví điện tử trên website dịch vụ của nhà cung cấp.

Bước 2: Chọn mua hàng hóa tại các website chấp nhận thanh toán bằng ví

điện tử

Bước 3: Chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng ví điện tử và sau đó đăng

nhập vào website đã đăng ký để thanh toán.

Bước 4: Kiểm tra chi tiết hóa đơn và điền chi tiết thông tin vào mẫu thanh

toán trên website và nhấp nút “thanh toán” và tiến hành thanh toán. Khi giao dịch thành công, bạn chờ ngƣời bán giao hàng.

1.3.5.3 Ưu điểm và nhược điểm của việc thanh toán bằng ví điện tử *Ưu điểm: Thanh toán bằng ví điện tử có những ƣu điểm sau:

- Mức độ bảo mật cao, tránh tình trạng mất cắp thông tin tài khoản của khách hàng.

- Giảm lƣợng tiền mặt lƣu thông.

- Có thể dùng cho thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ, thậm chí trả tiền mua bán vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp.

- Không đòi hỏi phải có một quy chế đƣợc thoả thuận nhƣ trƣớc, có thể tiến hành giữa hai con ngƣời hoặc hai công ty bất kỳ.

- Tiền mặt mà khách hàng nhận đƣợc đảm bảo là tiền thật tránh đƣợc nguy cơ là tiền giả.

- Thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

*Nhược điểm: Bên cạnh những ƣu điểm thì thanh toán bằng ví điện tử có những khuyết điểm sau:

- Chƣa có sự liên kết với nhau giữa các loại ví trên thị trƣờng nên khó cho ngƣời sử dụng.

- Vẫn còn hạn chế vì có ít website có hình thức thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử.

1.3.6 Thanh toán qua ngân hàng điện tử

1.3.6.1. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home- banking)

*Khái niệm: Home Banking (HB) là một sản phẩm ngân hàng điện tử có tính bảo mật cao nhờ hoạt động trên mạng thông tin liên lạc cục bộ (mạng intranet) giữa ngân hàng và khách hàng.

*Cách thức thực hiện ngân hàng tại nhà: Để thực hiện khách hàng chỉ cần một máy tính và modem để kết nối vào mạng của ngân hàng qua số điện thoại và mã số truy cập do ngân hàng cấp, sau đó, khách hàng có thể tiến hành các giao dịch ngân hàng điện tử từ xa ngay tại nhà hoặc nơi làm việc.

*Ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng tại nhà

- Về bản chất, HB chủ yếu phục vụ giao dịch giữa cá nhân với ngân hàng ngay tại gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số hộ kết nối Internet còn ít, thêm vào đó, ngƣời dân chƣa quen với dịch vụ của ngân hàng (chủ yếu cất giữ tại gia đình). Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền cho mỗi lần giao dịch không lớn nên HB là rất phù hợp.

1.3.6.2. Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile – banking) banking)

*Khái niệm:

Điện thoại di động ra đời đánh dấu sự phát triển của công nghệ truyền thông. Ngày nay việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày càng trở nên phổ biến

ngay cả ở những nƣớc đang phát triển. Bƣớc vào thế kỷ XXI một số nƣớc châu Âu đã đƣa ra một phƣơng thức thanh toán mới, phƣơng thức thanh toán thông qua mạng vô tuyến viễn thông (Mobile network) và sử dụng thiết bị đầu cuối là ĐTDĐ của khách hàng.

Nhƣ vậy, thanh toán qua mạng ĐTDĐ là một hình thức thanh toán trực tuyến song hành với phƣơng thức thanh toán qua mạng Internet. Khi bàn đến thanh toán trực tuyến chúng ta sẽ nhận thấy một khía cạnh mang tính tiên quyết đó là có sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật.Thông qua ĐTDĐ chuyển thông tin, nhận thông tin, kiểm tra dữ liệu, nhập mã số kiểm tra tính xác thực.

Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin dịch vụ ngân hàng, kiểm tra số phát sinh giao dịch và số tài khoản, tƣ vấn… từ bất kỳ thuê bao điện thoại thoại nào gọi đến.

Về cơ bản thanh toán qua mạng ĐTDĐ mang lại những lợi ích to lớn nhƣ của thanh toán trực tuyến khác, nhƣng bên cạnh đó còn có những lợi thế khác là nó cho phép thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi có thể đó là tại các cửa hàng, trên taxi, máy bán hàng tự động.

*Cách thức thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ:

Để thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ cần thực hiện nhƣ sau:

Trƣớc tiên khách hàng lựa chọn cho mình một nhà cung ứng dịch vụ thanh toán; để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là phải cung cấp các thông tin cơ bản nhƣ: số ĐTDĐ, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán.

Sau khi đã đƣợc cung cấp dịch vụ này khách hàng đƣợc nhà cung ứng cung cấp mã số định danh (ID). Mã số này không phải là số điện thoại và nó sẽ đƣợc chuyển thành mã vạch để dán lên ĐTDĐ giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng chính xác và đơn giản hơn những dịch vụ khác nhƣ ATM và những thẻ thanh toán khác.

Cùng với mã số định danh, khách hàng còn đƣợc cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu.

*Ưu điểm, nhược điểm của việc thanh toán qua ĐTDĐ

- Ưu điểm của thanh toán qua ĐTDĐ như sau:

Đối với nền kinh tế:

+ Đây là hình thức thanh toán điện tử có tiềm năng phát triển mạnh trong tƣơng lai, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng trong thanh toán, đa dạng hoá cách thức thanh toán điện tử và giảm lƣợng tiền mặt đáng kể trong lƣu thông.

+ Theo phƣơng thức thanh toán này khách hàng tham gia với vai trò chủ động, các thông tin cá nhân không bị tiết lộ làm giảm đi các hành vi phạm pháp.

Đối với ngân hàng:

+ Có thêm một phƣơng thức cho khách hàng lựa chọn.

+ Việc thực hiện thanh toán qua mạng ĐTDĐ không cần qua ngƣời giao dịch, không phải thu phí đậu xe, nó giúp việc thanh toán diễn ra dễ dàng hơn.

+ Việc thanh toán có xác nhận số PIN của khách hàng làm giảm các rủi ro. Đối với ngƣời sử dụng:

+ Giữ thế chủ động trong giao dịch thanh toán, khách hàng có quyền lựa chọn hình thức thanh toán mà mình thích: ghi nợ trực tiếp vào tài khoản, thẻ tín dụng.

+ Thuận tiện khi sử dụng thanh toán chính xác số tiền cần chi trả, không cần giữ tiền mặt, tránh các rủi ro.

+ Giao dịch có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thanh toán không bị trở ngại về vấn đề biên giới quốc gia hoặc loại tiền tệ.

+ An toàn và thuận lợi vì khi thanh toán luôn có xác nhận bằng số PIN, không cần ký giấy tờ, có thể truy xuất các giao dịch bất cứ lúc nào cần thiết.

+ Giống nhƣ phƣơng thức thanh toán bằng thẻ, phần phí ngƣời sử dụng không chịu mà điểm bán hàng sẽ chịu.

Nhược điểm:

Bên cạnh đó, thanh toán qua ĐTDĐ tồn tại những nhƣợc điểm nhƣ sau: + Sự giới hạn của công suất phát sóng và số lƣợng các trạm thu phát sóng và phải tính đến việc phủ sóng trong khu vực nhà cao tầng.

+ Đòi hỏi ngƣời sử dụng phải sử dụng ĐTDĐ + Thói quen sử dụng tiền mặt của mọi ngƣời.

1.3.6.3. Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet – Banking) *Khái niệm: *Khái niệm:

Dịch vụ Internet Banking là dịch vụ khách hàng có thể thực hiện truy vấn thông tin trên tài khoản của mình, theo dõi các giao dịch tài khoản và in sổ phụ kế toán của mình bằng cách truy cập vào địa chỉ website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ thời điểm nào từ máy vi tính cá nhân có kết nối với máy vi tính của ngân hàng thông qua mạng Internet. Mọi khách hàng đều có thể sử dụng dịch vụ Internet Banking.

* Cách thức thực hiện thanh toán qua Internet Banking

Để thanh toán qua Internet banking cần thực hiện nhƣ sau:

- Trƣớc tiên, phải đăng ký thanh toán trực tuyến tại ngân hàng mà khách hàng mở tài khoản;

- Tiếp theo, khách hàng nhập thông tin cá nhân tại địa chỉ website của ngân hàng, mật khẩu OTP (mật khẩu 1 lần) sẽ đƣợc gửi đến điện thoại di động của khách hàng

- Chỉ sau vài giây, khi hệ thống kiểm tra thông tin khách hàng vừa nhập trùng khớp với dữ liệu đã có, nhập đúng mật khẩu OTP đã đƣợc gửi đến điện thoại di động của mình là khách hàng có thể bắt đầu ngay các giao dịch thanh toán trực tuyến.

*Ưu điểm, nhược điểm của việc thanh toán qua Internet banking

- Ưu điểm: Thanh toán qua Internet Banking có những ƣu điểm sau:

+ Đối với khách hàng: Sử dụng dịch vụ trực tuyến có thể tiết kiệm nhiều thời gian bởi vì khách hàng không cần thiết phải đến ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ. Ngay cả các tài khoản cũng đƣợc tiếp cận 24/24, có thể kiểm soát và thực hiện các nghiệp vụ tài chính (Mua bán tiền tệ hay chứng khoán) bất kì lúc nào. Hơn nữa, các hệ thống Internet Banking cũng rất thuận tiện trong việc giám sát các

nghiệp vụ thẻ ngân hàng - một sự giảm tài sản lập tức đƣợc phản ánh trên tài khoản, do đó góp phần tăng khả năng kiểm soát từ phía khách hàng.

+ Đối với ngân hàng: Cung cấp dịch vụ qua mạng Internet làm giảm chi phí gắn với việc thuê và duy trì (khấu hao, sữa chữa, vận hành) trụ sở làm việc, mà sự cần thiết của chúng trong chế độ phục vụ tự động sẽ mất đi. Nhờ tự động hoá quá trình quản lý nên giảm mạnh số nhân sự cần thiết, nghĩa là chi phí tiền lƣơng cũng đƣợc giảm theo. Kết quả là giá trị giao dịch giảm và kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn, thậm chí khi phục vụ các chủ tài khoản có số tiền trên tài khoản không lớn lắm.

Nhược điểm: Bên cạnh những ƣu điểm thì thanh toán qua Internet Bnking

còn có những khuyết điểm sau:

+ Vốn đầu tƣ cho loại hình này rất lớn cả về cơ sở vật chất và con ngƣời + Rủi ro cũng khá cao vì có thể bị xâm nhập, lợi dụng khai thác tài khoản, ăn cắp thông tin tài khoản.

1.3.7 Thanh toán qua thƣ điện tử

1.3.7.1 Khái niệm: Phƣơng thức thanh toán qua thƣ điện tử là phƣơng thức thanh toán cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân thanh toán cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thƣ điện tử. Quá trình thanh toán này cũng giống nhƣ việc gửi một thiệp chúc mừng qua mạng; khi muốn gửi thiệp chúc mừng cho một ai đó, đầu tiên cần làm là lựa chọn thiệp, kèm theo những lời chúc, tuy nhiên sẽ không gửi ngay cho ngƣời nhận tại hộp thƣ đó mà kết nối đến một trang có sẵn mẫu để gửi thiệp chúc mừng đến cho ngƣời nhận. Cũng nhƣ thế, với phƣơng pháp này không đơn thuần là thực hiện thanh toán bằng cách gửi email đến cho ngƣời nhận, ngƣời chi trả cần tìm đến đƣờng kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh toán để gửi thƣ và tại trang liên kết đó, ngƣời thụ hƣởng có thể tiếp tục gửi thông tin nhận đƣợc đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ.

1.3.7.2 Cách thức thực hiện thanh toán qua thưđiện tử

Thanh toán qua thƣ điện tử, ngƣời chi trả cần tiến hành nhƣ sau: - Cung cấp số tài khoản trực tuyến của công ty

- Nhấp chuột vào đƣờng link đến trang thanh toán qua thƣ điện tử.

- Nhập tên ngƣời nhận, địa chỉ email, trị giá giao dịch, và số thẻ tín dụng hay tài - khoản nơi mà tiền đƣợc rút ra từ đó, ngoài ra có thể ghi thêm các ghi chú cá nhân của ngƣời nhận nếu cần thiết.

Sau khi ngƣời chi trả đã nhập đầy đủ các thông tin cần thiết, tại hộp thƣ của mình, ngƣời thụ hƣởng sẽ:

- Nhận đƣợc thông báo tiền đã đƣợc gửi đến.

- Đƣợc cung cấp một siêu liên kết để nhận tiền và sau đó lựa chọn nơi gửi tiền (hoặc là đƣợc gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc là đƣợc đƣa vào thẻ tín dụng).

1.3.7.3 Ưu điểm, nhược điểm của việc thanh toán qua thư điện tử *Ưu điểm: Thanh toán qua thƣ điện tử có những ƣu điểm sau:

- Các bên không cần phải cung cấp các thông tin về tài khoản của mình cho đối tác, và không phải bất kỳ đồng tiền nào cũng đƣợc chấp nhận thanh toán qua email. Do vậy ngƣời chi trả có thể tránh đƣợc một số rủi ro và sự lo lắng khi thanh toán qua mạng.

- Trong quá trình bán một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ nào đó trên mạng mà khách hàng muốn giữ bí mật các thông tin về họ, hay muốn thanh toán sau khi giao dịch đã hoàn thành, thì việc áp dụng phƣơng thức này sẽ giúp ngƣời bán dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

*Nhược điểm: Bên cạnh đó, nhƣợc điểm của phƣơng thức này là rủi ro khi thanh toán, thanh toán qua mạng có thể bị phá hoại, xâm nhập tài khoản, ăn cắp thông tin.

1.4 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.4.1 Khái niệm

Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử là mở rộng cả về chất và lƣợng của dịch vụ thanh toán điện tử, nghĩa là không chỉ làm tăng doanh thu thanh toán, tăng số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ mà còn phải nâng cấp các phƣơng thức thanh toán để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay.

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng thƣơng mại tại ngân hàng thƣơng mại

1.4.2.1 Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ được phát hành

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự tăng trƣởng của số lƣợng thẻ đã phát hành của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển dịch vụ thẻ hay không. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và đƣợc tính bằng công thức:

( )

1.4.2.2 Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự tăng trƣởng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển thị trƣờng, phát triển và thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử hay không. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và đƣợc tính bằng công thức:

( )

1.4.2.3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ các dịch vụ thanh toán điện tử

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nghiên cứu. Chỉ tiêu này so sánh số dƣ tiền gửi không kỳ hạn bình quân qua các năm, từ đó đánh giá tốc độ tăng trƣởng huy động vốn đối với từng sản phẩm thanh toán điện tử hoặc tổng số các sản phẩm, có tăng giảm nhƣ thế nào, có tăng trƣởng mạnh hay không. Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động từ các dịch vụ thanh toán điện tử cao cho thấy chất lƣợng, hiệu quả huy động vốn của sản phẩm dịch vụ này cao. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách so sánh số dƣ tiền gửi không kỳ hạn từ dịch vụ thanh toán điện tử bình quân qua các năm.

( )

1.4.2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán điện tử

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nghiên cứu thông qua việc đánh giá doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán qua các năm. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả của sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử càng cao. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách so sánh tổng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán điện tử qua các năm:

( )

1.4.2.5 Thị phần thanh toán điện tử của ngân hàng

Thị phần thanh toán điện tử của một ngân hàng là tỉ lệ phần trăm về thị trƣờng mà ngân hàng đó nắm giữ so với tổng quy mô thị trƣờng. Ngân hàng có thị phần cao nhất đƣợc xem là thƣơng hiệu dẫn đầu.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ thành công về việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng nghiên cứu so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn.

1.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng thƣơng mại

1.4.3.1 Môi trường kinh tế - xã hội

- Mức sống của dân cư: Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển

dịch vụ thanh toán. Khi ngƣời dân có thu nhập thấp hay nói cách khác, họ có ít tiền sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ sử dụng tiền mặt thay thế các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.

- Thói quen của người dân: Thói quen và sự ƣa thích dùng tiền mặt và sự trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)