2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988; đến năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; năm 1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho đến nay.
Chi nhánh Agribank Lâm Đồng là một chi nhánh thành viên của Agribank đƣợc thành lập từ tháng 7/1988 trên cơ sở tiếp nhận con ngƣời, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động của 9 chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Quỹ tiết kiệm tỉnh, phòng tín dụng nông nghiệp ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh và chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh (nay là chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển tỉnh Lâm Đồng). Trải qua gần 29 năm xây dựng và trƣởng thành tuy có nhiều bƣớc thăng trầm nhƣng bằng sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, viên chức toàn chi nhánh cùng sự chỉ đạo sát sao đầy hiệu quả của Agribank; của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Lâm Đồng, của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; sự phối hợp, giúp đỡ của các Ngân hàng bạn và các Ban, Ngành, Đoàn thể trong tỉnh nên Agribank Lâm Đồng đã không ngừng phát triển, thƣờng xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.
Trong giai đoạn định hình về tổ chức và hoạt động (1988-1990): Chi nhánh
đã làm tốt công tác tƣ tƣởng và tổ chức, giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật điều hành; thiết lập đƣợc bộ máy và mạng lƣới tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, triển khai đƣợc các nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng thƣơng mại và bƣớc đầu tiếp cận, làm quen với cơ chế thị trƣờng.
Trong giai đoạn chuyển hoạt động sang cơ chế thị trường (1991-1996): Chi
nhánh đã hoạch định và thực hiện đƣợc chiến lƣợc quan trọng về thị trƣờng và khách hàng, xác định thị trƣờng chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn và khách hàng chủ lực là hộ sản xuất và nông dân. Thực hiện tinh giảm biên chế, kiện toàn sắp xếp lại bộ máy tổ chức; tìm hƣớng mở ra hoạt động kinh doanh đa năng; thực hiện đa đạng hóa các hình thức và đối tƣợng đầu tƣ; tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ; tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong giai đoạn ổn định và thích nghi với môi trường kinh doanh (1997- 2005): Chi nhánh đã tiến hành mở rộng mạng lƣới đến gần khách hàng nhằm tạo
thuận lợi cho khách hàng; thực hiện khoán tài chính đến các đơn vị trực thuộc, khoán tiền lƣơng đến nhóm và ngƣời lao động nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của cơ sở; tạo lập thêm các kênh chuyển tải vốn đến đối tƣợng đầu tƣ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả thông qua các tổ chức chính trị xã hội nhƣ Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên. Mở rộng hoạt động dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ủy thác cho vay hộ nghèo, dịch vụ chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế. Phân loại và xử lý nợ tồn đọng, xây dựng phƣơng án đầu tƣ, khách hàng và nhu cầu vốn trên từng địa bàn xã, phƣờng, thị trấn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh (từ 2006 đến nay): Chi nhánh đã tập
trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nƣớc về chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện quyết tâm, quyết liệt theo đúng lộ trình hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng. Tiến hành đơn giản hóa thủ tục và quy trình nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch và chăm sóc khách hàng. Hiện đại hóa công nghệ tin học đi đôi với chuẩn hóa nguồn nhân lực và mở rộng mạnh mẽ sản phẩm dịch vụ mới nhƣ kết nối thanh toán, thẻ điện tử, đại lý bảo hiểm, đại lý chứng khoán, khách sạn, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nƣớc, dịch vụ viễn thông… sử dụng một cách tích cực, chủ động các công cụ điều hành nhƣ kế hoạch, lãi suất, tài chính, thanh kiểm tra và thi đua.
2.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank CNLâm Đồng
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank CNLâm Đồng)
*Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc.
*7 phòng chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm:
- Phòng Tín dụng: Có nhiệm vụ chính là triển khai thực hiện chiến lƣợc
trong công tác tín dụng; phân loại đánh giá khách hàng vay vốn và đề xuất các chính sách đối với từng đối tƣợng khách hàng trong từng thời kỳ.
- Phòng Dịch vụ và Marketing: Đăng ký thông tin khách hàng, trực tiếp thực
hiện các nghiệp vụ thẻ, nghiệp vụ marketing và các nghiệp vụ liên quan khác.
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện hạch toán, kế toán, thanh toán theo
quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và Agribank. Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính theo quy định, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ MARKETING PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG ĐIỆN TOÁN
toán quốc tế, kiều hối, chuyển tiền và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế theo quy định.
- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm
bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ và quản lý các hệ số an toàn. Tham mƣu và đề xuất chiến lƣợc huy động vốn, phát triển nguồn vốn, tín dụng.Đồng thời xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hƣớng.
- Phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát, báo cáo kết quả
theo chƣơng trình của Agribank và tham mƣu cho lãnh đạo trong công tác kiểm tra kiểm soát các hoạt động tại Chi nhánh.
- Phòng Hành chính Nhân sự: Xây dựng chƣơng trình công tác tại Chi
nhánh. Tƣ vấn pháp chế và làm đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc và công tác.Tham mƣu cho Ban Giám đốc trong công tác tổ chức, nhân sự.Thực hiện các công việc khác liên quan đến công việc văn phòng, hành chính.
- Phòng Điện toán: Quản lý, vận hành, kiểm tra giám sát toàn bộ hệ thống
máy móc, công nghệ thông tin của Chi nhánh.
2.1.3. Mạng lƣới hoạt động và nguồn nhân lực
*Mạng lưới hoạt động: Agribank CN Lâm Đồng có tổng cộng: 1 Hội sở, 31
chi nhánh cấp III và phòng giao dịch đƣợc đặt trên 11 quận huyện của Tỉnh Lâm Đồng, Hội sở và một số chi nhánh tập trung chủ yếu ở Thành Phố Đà Lạt. Ngoài ra còn có một khách sạn trực thuộc hội sở tỉnh.
*Nguồn nhân lực:
- Tổng biên chế đến 31/12/2014 là 396 ngƣời, trong đó: + Trình độ tiến sỹ: 01 ngƣời (0.25%)
+ Trình độ thạc sỹ: 27 ngƣời (6.82 %)
+ Trình độ đại học, cao đẳng và tƣơng đƣơng: 321 ngƣời (81.06%) + Trình độ trung cấp, cao cấp nghiệp vụ ngân hàng: 25 ngƣời(6.3%)
+ Trình độ sơ cấp và chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ ngân hàng: 22 ngƣời (5.5.%) gồm kiểm ngân, bảo vệ, lái xe.
+ Trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên, trong đó có 6 ngƣời có bằng cử nhân ngoại ngữ, 33 ngƣời có bằng C; 287 ngƣời có bằng B (91.67%).
+ Trình độ tin học cơ bản trở lên, trong đó có 21 cử nhân tin học, 02 ngƣời có chứng chỉ C, 142 ngƣời có chứng chỉ B và trung cấp (98.48%).
- Năng suất lao động bình quân của chi nhánh luôn có sự tăng trƣởng hàng năm và cao hơn mặt bằng chung của toàn hệ thống Agribank và các Ngân hàng lớn trên địa bàn. Trong giai đoạn 2013- 2015 nguồn lao động của chi nhánh luôn thiếu hụt, với số lao động hiện có chƣa đáp ứng đủ yêu cầu công việc, ngƣời lao động phải làm ngoài giờ, chịu áp lực công việc cao khi tác nghiệp và giải phóng khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên chủ yếu đƣợc phân bổ vào 2 mảng nghiệp vụ chính là Tín dụng 146 ngƣời, chiếm tỷ lệ 37,15% (thấp hơn so tỷ lệ quy định); Kế toán Ngân quỹ 153 ngƣời, chiếm tỷ lệ 38,93%), còn lại là các nghiệp vụ khác…
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013– 2015
*Tình hình khách hàng của CN:
Đến 31/12/2015 chi nhánh có 191.019 khách hàng, tăng 44.498 khách hàng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 30,4%. Trong đó:
- Khách hàng là tổ chức: 2.947 khách hàng, chiếm tỷ trọng 1,54% trong tổng số khách hàng, tăng 879 khách hàng so với 2013, tỷ lệ tăng 42,5%, với số dƣ tiền gửi bình quâncủa nhóm khách hàng này là 298 triệu đồng, tăng 65 triệuđồng so với năm 2013.
- Khách hàng cá nhân: 188.072 khách hàng, chiếm tỷ trọng 98,46% trong tổng số khách hàng, tăng 43.619 khách hàng so với 2013, tỷ lệ tăng 30,19%, với số dƣ tiền gửi bình quân của nhóm khách hàng này là 39,4 triệu đồng (thấp hơn các NHTM cổ phần: Vietcombank, Vietinbank và BIDV), tăng 15,7 triệu so với năm 2013.
*Tình hình huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 là 8.288 tỷ đồng (đã loại trừ tiền gửi, tiền vay các TCTD, trái phiếu Agribank, tiền gửi Kho Bạc, vốn chuyên dùng và ký qũy), tăng 2.004 tỷ đồng so với năm 2013. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động nội tệ: 8.185 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,76% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 1.972 tỷ đồng so với năm 2013.
- Nguồn vốn huy động ngoại tệ (USD): 4.534 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 1,24% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 1.071nghìn USD so với năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trƣởng nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2013 - 2015
- Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 1.404 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,94% trên tổng nguồn vốn, tăng 365 tỷ đồng so với năm 2013.
+ Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng: 4.353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,52% trên tổng nguồn vốn, tăng 503 tỷ đồng so với năm 2013.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2.531 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,54% trên tổng nguồn vốn, tăng 1.179 tỷ đồng so với năm 2013.
* Tình hình dư nợ:
Tổng dƣ nợ đến 31/12/2015 là 11.845 tỷ đồng, tăng 3.064 tỷ đồng so với năm 2013.Trong đó:
- Dƣ nợ nội tệ vốn thông thƣờng 11.691 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,7% trên tổng dƣ nợ, tăng 3.684 tỷ đồng so với năm 2013.
- Dƣ nợ vốn Ủy thác đầu tƣ 150 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,27% trên tổng dƣ nợ, tăng 47 tỷ đồng so với năm 2013.
- Dƣ nợ cho vay ngoại tệ: 205 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 0,04% tổng dƣ nợ, giảm 125 ngàn USD so với năm 2013.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trƣởng dƣ nợ trong giai đoạn 2013- 2015
*Tình hình sản phẩm dịch vụ:
- Tổng thu dịch vụ năm 2015 là 40.035 triệu đồng, chiếm thị phần 29,8% trong tổng thu dịch vụ của các TCTD trên địa bàn.
- Tổng số ATM đƣợc lắp đặt đến 31/12/2015 là 34 ATM, chiếm thị phần 18,68% trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (182 ATM). Thị phần ATM của VCB là 13,74%, Vietinbank là 15,93% và BIDV là 12,09%.
- Tổng số thẻ phát hành đến 31/12/2015 là 265.000 thẻ, chiếm thị phần 32,4% trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thị phần thẻ của VCB là 11,53%, Vietinbank là 22,42% và BIDV là 9,25%.
- Tổng số EDC/POS đến 31/12/2015 là 52 máy, chiếm thị phần 5,68% trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (916 máy). Thị phần EDC/POS của VCB là 43,01%, Vietinbank là 21,07% và BIDV là 16,92%.
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015 tƣơng đối khả quan:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: tỷ đồng TT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 1 Nguồn vốn huy động 6.284 7.244 8.288 2 Tổng dƣ nợ 8.781 10.188 11.845 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,05 1,26 0,29 4 Thu dịch vụ ngoài tín dụng (%) 27 38 40
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2013– 2015
Từ bảng 2.1 cho thấy, Agribank CN Lâm Đồng luôn coi trọng công tác huy động vốn, tăng trƣởng dƣ nợ và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn và dƣ nợ luôn ở mức cao. Việc tăng trƣởng nguồn vốn huy động đã từng bƣớc cải thiện đƣợc nguồn vốn tự lực tại địa phƣơng, giúp chi nhánh chủ động hơn trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh. Song song với mở rộng quy mô, chất lƣợng tín dụng cũng đã đƣợc quan tâm đúng mức; các sản phẩm dịch vụ khác cũng đƣợc đẩy mạnh phát triển nhằm đa dạng hóa nguồn thu, tỷ lệ thu dịch vụ ngoài tín dụng đƣợc cải thiện qua từng năm. Với nhiều giải pháp phù hợp, đúng hƣớng đã giúp chi nhánh đạt đƣợc kết quả kinh doanh tƣơng đối khả quan.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
2.2.1 Tình hình phát hành thẻ
Hiện nay, thẻ thanh toán là một trong các phƣơng tiện thanh toán hiện đại trên thế giới.Về bản chất, có thể coi thẻ thanh toán là sản phẩm kết tinh của tin học - điện tử - viễn thông và nghiệp vụ ngân hàng.Với vị trí thứ 2 trong năm 2008 (sau
Vietinbank Lâm Đồng), từ năm 2009 Agribank CN Lâm Đồng với nỗ lực và quyết tâm cao đã vƣơn lên là ngân hàng dẫn đầu thị trƣờng cả về quy mô hoạt động và chất lƣợng dịch vụ thẻ tại địa bàn Lâm Đồng.
Bảng 2.2: Số lƣợng thẻ đã phát hành tại chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015
ĐVT: Thẻ STT LOẠI THẺ NĂM TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG (%) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 1 Thẻ tín dụng quốc tế 53 56 41 5,66 -26,79
2 Thẻ ghi nợ nội địa 181.099 230.706 258.590 27,39 12,09
3 Thẻ ghi nợ quốc tế 550 626 580 13,82 -7,35
4 Thẻ lập nghiệp 65 56 42 -13,85 -25
5 Thẻ sinh viên 8.589 7.625 5.702 -11,22 -25,22
TỔNG CỘNG 190.356 239.069 264.955 25,59 10,83
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank CN Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015
Qua bảng 2.2 có thể thấy số lƣợng thẻ đƣợc phát hành tại Agribank CN Lâm Đồng tăng trƣởng tốt trong giai đoạn 2013 – 2015 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 18,21%, chiếm tỷ trọng 30,4% trên tổng số lƣợng thẻ đƣợc phát hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (hơn 817 ngàn thẻ).
Tình hình phát hành từng loại thẻ cụ thể nhƣ sau: *Thẻ tín dụng quốc tế:
Năm 2014 số lƣợng thẻ phát hành tăng 3 thẻ, tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng là 5,66% so với năm 2013; tuy nhiên, năm2015 số lƣợng thẻ phát hành lại giảm mạnh 15 thẻ, tƣơng đƣơng tỷ lệ giảm là 26,79%. Số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế đƣợc phát hành tính đến 31/12/2015 chỉ còn 41 thẻ, chiếm tỷ trọng 0,015% trong tổng số các loại thẻ do chi nhánh phát hành. Nguyên nhân của việc khó phát triển loại thẻ này là dosự cạnh tranh về phí dịch vụ của các ngân hàng khác trên địa bàn, bên cạnh đó số lƣợng khách hàng có nhu cầu sử dụngkhông nhiều và cũng không có nhiều ATM
chấp nhận thanh toán loại thẻ này (chỉ có một số ATM đƣợc lắp đặt trực thuộc Hội sở tỉnh chấp nhận thanh toán).
*Thẻ ghi nợ nội địa:
Việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa tăng trƣởng tốt trong giai đoạn 2013 – 2015 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 19,74%. Tính đến 31/12/2015 số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa đƣợc phát hànhlà 258.632 thẻ, chiếm tỷ trọng 97,61%/ tổng số các loại thẻ do ngân hàng phát hành. Chủ thẻ của loại thẻ này tập trung chủ yếu vào những đối tƣợng khách hàng là cán bộ, viên chức các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệpvì những đơn vị này thực hiện việc trả lƣơng thông qua tài