Giải pháp về công tác tiếp thị truyền thông và quảng bá thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 88 - 90)

thương hiệu

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị và truyền thông; hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng để chủ động cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm dịch vụ và nêu bật những đóng góp của Agribank trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

* Công tác tiếp thị truyền thông

- Tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan báo, đài Trung ƣơng và địa phƣơng để chuyển tải các thông tin, hình ảnh liên quan đến hoạt động của Agribank chi nhánh Lâm Đồng một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao. Tăng cƣờng quảng bá tiếp thị đến khách hàng các SPDV bằng các tờ rơi, tờ gấp…Có chế độ khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng khi sử dụng SPDV nhiều và lâu dài. Phát triển các bộ mã SPDV của Agribank Việt Nam đến với khách hàng để khu vực nông nghiệp, nông thôn có điều kiện tiếp cận đƣợc các sản phẩm công nghệ hiện đại thông qua công tác tuyên truyền quảng cáo.

- Có thể phát triển một đội ngũ chuyên điều tra, tham khảo, phân tích ý kiến khách hàng. Dựa vào tình hình kinh doanh để biết đƣợc loại hình SPDV nào đƣợc

khách hàng ƣa chuộng để tìm cách cải tiến các sản phẩm phụ, nhằm khai thác tối đa nguồn lợi từ SPDV.

- Đa dạng các hình thức tuyên truyền, quảng bá thông qua các panô, áp phích, biển quảng cáo ngoài trời; quảng cáo thông qua màn hình chiếu tại các chi nhánh, phòng giao dịch hay thông qua tổ chức các Hội nghị khách hàng, hội thảo, buổi giới thiệu sản phẩm; thông qua các mối quan hệ bạn bè, ngƣời thân để quảng cáo giới thiệu sản phẩm dịch vụ tạo ra những thế hệ khách hàng kế tiếp.

- Nghiên cứu, thiết kế, phát hành các tờ rơi quảng cáo thật chi tiết, dễ hiểu và đẹp mắt về ngân hàng, sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm đặc biệt là các chức năng tiện ích mới của SP; tích cực phát tờ rơi đến tận tay khách hàng để khách hàng có thể dễ dàng hiểu, tiếp cận và tìm đƣợc dịch vụ thích hợp với nhu cầu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyền truyền quảng cáo, tiếp thị; đặc biệt là công tác tiếp xúc, chăm sóc đối với khách hàng ngày một bài bản mang tính chuyên nghiệp hơn.

* Công tác quảng bá thương hiệu

-Tiếp tục xây dựng và giữ vững hình ảnh, thƣơng hiệu Agribank là ngân hàng hiện đại, thân thiện, nghĩa tình, am hiểu địa phƣơng; có uy tín, vị thế cao, đƣợc khách hàng tín nhiệm.Triển khai kịp thời và thực hiện có hiệu quả các phƣơng án tiếp thị, tuyên truyền theo chỉ đạo của Agribank. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới nhất là dich vụ thanh toán điện tử, các chƣơng trình khuyến mại, các tiện ích của SPDV đến với mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội; từng bƣớc xã hội hóa dịch vụ ngân hàng hiện đại đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, sử dụng SPDV của Agribank một cách an toàn, bảo mật.

- Tranh thủ các sự kiện lớn trong năm hoặc thông qua các chƣơng trình tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội, y tế, giáo dục, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, vì cuộc sống cộng đồng… để quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu các sản phẩm thành toán điện tử, nâng cao hình ảnh và vị thế của Agribank trên địa bàn. Phối hợp với các đoàn thể trong đơn vị gắn các hoạt động phong trào với việc quảng bá thƣơng

hiệu, hình ảnh của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Lâm Đồng nói riêng.

- Gắn các hoạt động phong trào với việc quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh của Agribank. Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội, y tế, giáo dục; các hoạt động của thanh thiếu niên, nhi đồng; hoạt động nhân đạo, từ thiện, uống nƣớc nhớ nguồn; các hoạt động vì cộng đồng.

- Chuẩn hóa nhận diện thƣơng hiệu tại các điểm giao dịch, trang bị phƣơng tiện, cơ sở vật chất thống nhất toàn tỉnh. Rà soát, lập quy hoạch, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh phù hợp với định hƣớng phát triển ngân hàng hiện đại. Thực hiện mô hình giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp từ không gian giao dịch, nhân viên giao dịch, trang phục, mẫu biểu đều có nét đặc trƣng riêng để tạo đƣợc ấn tƣợng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và tạo đƣợc hình ảnh, thƣơng hiệu riêng của Agribank.

- Thực hiện phƣơng châm “Cán bộ Agribank phải sử dụng SPDV của Agribank”. Nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc am

hiểu về SPDV cũng nhƣ tiện ích của từng loại SPDV, từ đó mỗi cán bộ, nhân viên phải là một cán bộ marketing, thƣờng xuyên quảng cáo, giới thiệu, tƣ vấn cho khách hàng về SPDV của Agribank, để lại hình ảnh tốt đẹp và tạo dựng lòng tin đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)