- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khuyến khích và đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán điện tử nói riêng. Ban hành các cơ chế, chính sách gắn liền với các cơ chế về bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thƣơng mại.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo các dịch vụ ngân hàng đến mọi ngƣời dân; đồng thời có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức đến tầng lớp dân cƣ vùng sâu vùng xa để dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt khi thanh toán của
họ.Bên canh đó cần ban hành quy định, chế tài để hạn chế giao dịch tiền mặt; thu phí rút tiền mặt đối với những món tiền lớn; có những quy định bắt buộc thanh toán bằng thẻ khi thanh toán hàng hóa ở những trung tâm mua sắm lớn, siêu thị,… - những nơi chấp nhận thẻ ngân hàng.
- Triển khai Chƣơng trình Tài chính toàn diện: ở Việt Nam tài chính toàn diện là khái niệm còn khá mới mẻ, tuy các nội dung của tài chính toàn diện đã và đang đƣợc các Bộ, ngành triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhƣng chƣa đƣợc đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Do vậy, cần xây dựng một chiến lƣợc tổng thể và dài hạn về tài chính toàn diện cũng nhƣ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
3.3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
- Mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, bổ sung nhiều mã chuyển tiền liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các TCTD về tốc độ và dung lƣợng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật, là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tăng cƣờng thanh tra, giám sát hoạt động thanh toán, đánh giá tính an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành; giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử nói riêng trên địa bàn; phân tích, đánh giá các rủi ro liên quan đến các hệ thống thanh toán và tham mƣu cho Thống đốc các biện pháp kiểm soát rủi ro đảm bảo sự hoạt động ổn định của các hệ thống thanh toán.Nắm bắt thông tin về các thủ đoạn gian lận và kịp thời chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nâng cao cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng, chống tội phạm.
3.3.2.3 Kiến nghị với Hội sở Agribank
- Cần tiếp nhận, triển khai kịp thời, hiệu quả các hệ thống ứng dụng do Agribank phát triển và chuyển giao theo định hƣớng chiến lƣợc chung: Chuyển đổi IPCAS trở thành phần mềm lõi chuyên biệt phục vụ khối bán lẻ; triển khai mới hệ
thống ngân hàng bán buôn với những chức năng, tiện ích phù hợp phục vụ đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp.
- Chú trọng công tác mở tài khoản thanh toán cho khách hàng nhằm khai thác nguồn vốn không kỳ hạn và đây chính là điều kiện tiên quyết để chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ khác.
- Đẩy mạnh phát hành thẻ dựa trên lợi thế cạnh tranh về mạng lƣới; có cơ chế ƣu tiên phí sử dụng dịch vụ thẻ, phí phát hành thẻ cho các đối tƣợng khách hàng là cán bộ, công chức, viên chức hƣởng lƣơng từ ngân sách để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần thẻ.
- Rà soát các khách hàng hiện đang quan hệ (khách hàng đã mở tài khoản, khách hàng tiền gửi, khách hàng tiền vay...) để cung cấp các SPDV khác. Chủ động tiếp cận với các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu; phân công cán bộ tiếp cận các gia đình có thân nhân ở nƣớc ngoài để phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ kiều hối.
- Thực hiện chính sách phí dịch vụ linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và mang tính cạnh tranh cao. Có chính sách ƣu đãi hoặc miễn phí sử dụng dịch vụ đối với cán bộ của Agribank để khuyến khích họ sử dụng SPDV của Agribank, đặc biệt là các chức năng, tiện ích mới bởi vì khi đã qua sử dụng thì mới nắm vững và hiểu thấu đáo các quy trình nghiệp vụ, thao tác để hƣớng dẫn cụ thể, cặn kẽ, cũng nhƣ xử lý những phát sinh cho khách hàng một cách nhanh chóng.
- Tập trung phát triển và đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao, phù hợp, đáp ứng yêu cầu đa dạng của mọi đối tƣợng khách hàng qua các kênh phân phối nhƣ Mobile Banking, Internet Banking, ATM, EDC/POS.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay – thanh toán – huy động vốn trong đó huy động vốn là sản phẩm lõi gắn với các tiện ích khác nhƣ Mobile Banking, Internet Banking phù hợp với từng nhóm khách hàng cá nhân nhƣ cán bộ viên chức, hƣu trí, nông dân, tiểu thƣơng...; nhóm khách hàng tổ chức nhƣ tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó cần xây dựng và hoàn thiện dự án I-Banking, tăng cƣờng năng lực xử lý của hệ thống, nghiên cứu phát triển mở rộng các tiện ích dịch vụ trên Internet Banking ngoài tiện ích vấn tin tài khoản nhƣ hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở lý luận của Chƣơng 1, nghiên cứu thực trạng của Chƣơng 2, nội dung chính trong Chƣơng 3 đƣợc tác giả tập trung vào việc đƣa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank CN Lâm Đồng. Sau khi trình bày định hƣớng chung của Chính phủ cũng nhƣ chiến lƣợc của Agribank về phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử đƣợc nghiên cứu và đề xuất. Cuối cùng, ngƣời viết mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nƣớc và Agribank nhằm tạo thêm điều kiện, môi trƣờng giúp cho hoạt động thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất đƣợc các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank CN Lâm Đồng, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nội dung sau:
Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử, nhận diện một số yếu tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.
Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động thanh toán điện tử; kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán điện tử để thấy đƣợc chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác phát triển dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank CN Lâm Đồng.
Những điểm mới của luận văn bao gồm:
Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm về
hoạt động thanh toán điện tử tại một đơn vị cụ thể, là nơi trực tiếp cung ứng ra thị trƣờng các phƣơng tiện thanh toán điện tử. Trọng tâm nghiên cứu là các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, trong đó đã đề cập và ƣu tiên đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Hai là, đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển và một số nhân
tố ảnh hƣởng đến ý định và quyết định sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử của ngƣời dân trên địa bàn.
Về hƣớng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung đầy đủ giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra tất cả các hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hoặc cả khu vực Tây Nguyên. Nội dung luận văn có thể đánh giá, phân tích sâu hơn ảnh hƣởng của các yếu tố định tính đến công tác phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Mận 2014, Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Lao động xã hội, TP. Hồ
Chí Minh.
2. Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận 2013, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
3. Ngân hàng Nhà Nƣớc 2007, Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng.
4. Ngân hàng Nhà Nƣớc 2014, Thông tư 46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Ngân hàng Nhà Nƣớc 2015, Định hướng và giải pháp phát triển thanh toán điện
tử đến năm 2020, http://www.openwaygroup.com/d_files/944/ Direction_of_State_Bank_of_Vietnam_on_Payment_development.pdf
6. Ngân hàng Nhà Nƣớc chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình phát triển dịch vụ
thẻ tại các NHTM trên địa bàn năm 2015.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm, dịch vụ các năm 2013, 2014, 2015.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo hoạt động thanh toán năm 2013,2014, 2015
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo khảo sát, thống kê khách hàng tiền gửi, tiền vay năm 2013,2014, 2015.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo hoạt động thẻ năm 2015.
12. Quốc hội 2005, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 13. Quốc Hội 2006, Bộ Luận Dân sự, NXB Chính trị quốc gia. 14. Quốc Hội 2010, Luật Các tổ chức tín dụng.
15. Thủ tƣớng Chính phủ 2006, Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số
112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ).
16. Trịnh Quốc Trung 2010, “Marketing Ngân hàng”, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
17. Vân Mỹ Thúy 2014, “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”,
Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
18. Vụ Chiến lƣợc phát triển ngân hàng 2005, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chiến
lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, NXB
Phƣơng Đông.
19. Ths Đặng Mạnh Phổ 2007, “Phát triển thanh toán điện tử biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí ngân hàng số 20, NXB
Thống kê.
20. PGS.TS Nguyễn Văn Thanh 2011, “Thanh toán trong thương mại điện tử”, Đại học Thƣơng mại, NXB Thống kê.