8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.3.6.1. Phân loại nợ
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm như sau:
Tên nhóm nợ Đặc điểm
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày
* Được đánh giá là có đủ khả năng/có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
Nhóm 2: Nơ cần chú ý
- NQH dưới từ 10 đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
* Được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- NQH từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
* Được đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi sau khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- NQH từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH dưới 90 ngày theo thời gian nợ đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. * Được đánh giá có khả năng tổn thất cao
Nhóm 5: Nợ có khả năng
mất vốn
- NQH trên 360 ngày
- Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH trên 90 ngày theo thời gian nợ đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
* Được đánh giá không có khả năng thu hồi vốn.
* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
* Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức: R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ C: giá trị khấu trừ của TSBĐ r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể