Một số bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 44 - 47)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.5.4. Một số bài học kinh nghiệm:

Qua nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro của Ủy ban Basel, NHPT Nhật Bản và Ngân hàng tái thiết Đức, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Ủy ban Basel tập trung các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng, với những khuyến nghị thiết thực về quản trị RRTD, là cảm nang cho các ngân hàng trong công tác quản trị ngân hàng, quản trị RRTD.

Xét kinh nghiệm quản trị RRTD của NHPT Nhật Bản và Ngân hàng tái thiết Đức, cho ta thất kinh nghiệm cả hai ngân hàng đều không chịu sự điều chỉnh của Luật ngân hàng nhưng cả hai đều đã và đang áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro hoàn toàn tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn quốc tế về quản trị ngân hàng.

Theo đó hệ thống này được hình thành từ các nhân tố cơ bản sau đây:

- Quản lý rủi ro luôn được coi là một chính sách trọng tâm của các ngân hàng trong chiến lược phát triển.

- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: các ngân hàng đều hướng tới việc xây dựng cho mình quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng, phân loại các khoản nợ vay theo tiêu chuẩn quốc tế. Xếp hạng tín dụng gắn với việc đánh giá rủi ro về khách hàng và từ đó ảnh hưởng tới việc quyết định lãi suất cho vay đối với từng doanh nghiệp trong từng khoản vay cụ thể. Việc xếp hạng tín dụng có vai trò quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới riêng lẻ từng khoản vay (lãi suất, thời hạn vay vốn, tài sản bảo đảm) mà còn ảnh hưởng tới chính sách quản trị rủi ro của cả ngân hàng như việc trích lập dự phòng rủi ro. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quá trình quản trị RRTD thông qua lượng hoá các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.

- Nâng cao năng lực thẩm định khoản vay, khách hàng: để phòng ngừa rủi ro trong cho vay, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu thẩm định khoản vay, năng lực khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời phải xác định giới hạn cho vay phù hợp. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Nếu năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ được sai lệch trong việc cung cấp thông tin của khách hàng cũng như khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu thiếu khả năng này, tổn thất trong hoạt động tín dụng sẽ không tránh khỏi.

- Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt, được tổ chức và hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ máy quản lý rủi ro được xác lập từ Hội sở chính đến Chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết cho vay, chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. Tại các ngân hàng đều có những bộ phận quản lý rủi ro chuyên nghiệp (như Hội đồng xử lý rủi ro, Ban (hội đồng) miễn giảm lãi tiền vay, bộ phận trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình tín dụng, bộ phận tác nghiệp …) với chức năng, nhiệm vụ tách bạch, rõ ràng nhưng có sự liên hệ mật thiết để quản lý một cách có hệ thống phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro phát sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua cơ sở lý thuyết nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Chúng ta tiếp cận và nghiên cứu có hệ thống, khoa học đầy đủ các quan điểm về rủi ro TDĐT của nhà nước, nội dung quản trị rủi ro TDĐT; các giải pháp công cụ điều hành của Chính phủ qua từng thời kỳ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các chuẩn mực thông lệ quốc tế trong việc quản trị rủi ro TDĐT của nhà nước.

Ban hành hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản trị rủi ro tín dụng, cùng với các chính sách khuyến khích hoạt động TDĐT trong từng thời kỳ là cơ sở pháp lý để NHPT Việt Nam xây dựng chính sách quản trị rủi ro thích hợp và phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ.

Tổng kết kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước có uy tín trong lĩnh vực hoạt động TDĐT.

Trên cơ sở những lý luận đó, vận dụng vào thực tiễn nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động cho vay TDĐT của NHPT, làm giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đối với hoạt động cho vay TD ưu đãi của nhà nước. Những lý luận này là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn phân tích thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro trong cho vay đầu tư của CN. NHPT Lâm Đồng tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)