0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 47 -47 )

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước.

Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB. Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 1/7/2006 theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương. Hoạt động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư.

NHPT được Chính phủ giao thực hiện trọng trách trong lĩnh vực TDĐT và TDXK. NHPT hoạt động hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước và của từng địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Là một bộ phận của NHPT Việt Nam, CN.NHPT Lâm Đồng cũng không nằm ngoài lịch sử hình thành và phát triển chung của NHPT Việt Nam.

2.1.2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng

Cùng với hệ thống các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước, CN. NHPT Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ từ Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Lâm Đồng.

CN.NHPT Lâm Đồng có trụ sở chính tại số 2A đường Lê Hồng Phong - thành phố Đà Lạt, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quy định.

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

CN. NHPT Lâm Đồng có các chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT và TDXK của nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách TDĐT, gồm: CVĐT, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT.

- Thực hiện chính sách TDXK bao gồm: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát CVĐT và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác.

- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ Tướng Chính Phủ giao trong từng thời kỳ.

2.1.2.2. Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức

Hiện nay, bộ máy nhân sự của CN.NHPT Lâm Đồng có 32 người, trong đó 07 người có trình độ thạc sỹ, 22 người có trình độ đại học và 03 người có trình độ Trung cấp.

Theo Quyết định số 19/QĐ-NHPT-LĐO ngày 17/8/2010 của Giám đốc CN.NHPT Lâm Đồng thì chức năng của các Phòng hiện nay như sau:

- Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; Thẩm định cho vay, bảo lãnh đối với các dự án đầu tư. Công tác kế hoạch, tổng hợp, báo cáo thống kê.

- Phòng Tín dụng có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác triển khai thực hiện chính sách TDĐT phát triển (gồm CVĐT phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT); TDXK (gồm cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu); Quản lý, cấp phát và cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác, quản lý vốn ODA; Chủ trì công tác thẩm định và cho vay thí xúc tiến đối với các DN, chủ trì công tác thẩm định bảo lãnh các phương án vay vốn tại các NHTM; Tổ chức và thực hiện công tác thu nợ gốc + lãi các dự án đã cho vay, xử lý RRTD.

- Phòng Kiểm tra có chức năng trong việc tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc: Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh; Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế tại Chi nhánh; Giải quyết khiếu nại tố cáo; Phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền theo quy định của NHPT; Rà soát về hình thức và nội dung của các văn bản của Chi nhánh trước khi lưu hành nhằm đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ tuân thủ theo đúng các quy định, hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ … đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc NHPT ban hành trước khi trình Giám đốc Chi nhánh ký; Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, hàng năm, đột xuất đối với các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh; Tổng hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra, chấn chỉnh khắc phục sau kiểm tra, tự kiểm tra định kỳ, kiến nghị về những vấn đề xử lý qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra; được yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra; Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan chấn chỉnh, sửa chữa nội dung cá HĐTD, hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư, HĐ bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các NHTM, HĐ bảo đảm tiền vay, … khi thấy chưa phù hợp với quy chế, quy trình và các quy định của Nhà nước, của ngành.

- Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức và quản lý công tác tài chính kế toán của Chi nhánh; Tổ chức công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính, công tác thanh toán, tiền lương, kho quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và của NHPT; Tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh trong việc quản lý, giám sát về vốn, tài sản do Chi nhánh quản lý.

- Phòng Hành chính và quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.

2.2. Thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro trong cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng từ năm 2011 – 2015. hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng từ năm 2011 – 2015.

2.2.1. Thực trạng cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng từ năm 2011 – 2015. Chi nhánh Lâm Đồng từ năm 2011 – 2015.

2.2.1.1. Doanh số cho vay và dư nợ

Bảng 2.1: Doanh số CVĐT và dư nợ tại CN. NHPT Lâm Đồng từ 2011-2015

ĐVT: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh số cho vay 691.399 1.005.269 839.278 572.353 249.873 Dư nợ 2.388.915 3.138.109 3.722.659 3.214.497 2.654.241

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011 - 2015 của CN.NHPT Lâm Đồng[17]

Biểu đồ 2.1: Doanh số CVĐT và dư nợ tại CN. NHPT Lâm Đồng từ 2011-2015

691.399 1.005.269 839.278 572.353 249.873 2.388.915 3.138.109 3.722.659 3.214.497 2.654.241 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh

số (trđ)

Doanh số cho vay Dư nợ

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của CN.NHPT Lâm Đồng[17]

Từ bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy, doanh số CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng tăng mạnh vào năm 2012 và giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 đạt

1.005.269 triệu đồng, tăng 45,4% so với năm 2011; năm 2013 đạt 839.278 triệu đồng, giảm 16,51% so với năm 2012, năm 2014 đạt 572.353 triệu đồng, giảm 31,8% so với năm 2013 và năm 2015 đạt 249.873 triệu đồng, giảm 56,34% so với năm 2014. Tổng cộng trong 5 năm từ 2011-2015, doanh số CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng đã lên đến 3.358.172 triệu đồng cho 10 dự án. Sở dĩ số vốn giải ngân lớn, nhưng số dự án ít là do đặc thù của các dự án vay vốn trong các năm qua có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài chủ yếu là các dự án thủy điện, nên số vốn cho vay của từng dự án lớn, thời gian giải ngân cũng kéo dài. Chẳng hạn: Dự án Thủy điện ĐạmB’ri, tổng số vốn vay là 1.241.263 triệu đồng, giải ngân từ năm 2009 đến năm 2013; Dự án Thủy điện Đồng Nai 2, tổng số vốn vay là 1.532.779 triệu đồng, giải ngân từ năm 2009 đến năm 2014; Dự án Thủy điện Đồng Nai 3, tổng số vốn vay là 1.316.000 triệu đồng, giải ngân từ năm 2006 và dự kiến đến năm 2017 mới giải ngân hết; Dự án Thủy điện Đồng Nai 4, tổng số vốn vay là 288.128 triệu đồng, giải ngân từ năm 2006 đến năm 2015; Dự án Thủy điện Krông Nô 2, tổng số vốn vay là 191.704 triệu đồng, giải ngân từ năm 2013 đến năm 2014; Dự án Thủy điện Krông Nô 3, tổng số vốn vay là 126.220 triệu đồng, giải ngân từ năm 2013 đến năm 2014; Dự án Thủy điện Đa Kai, tổng số vốn vay là 83.000 triệu đồng, giải ngân từ năm 2010 đến năm 2014; Dự án Thủy điện Đạ Dâng 3, tổng số vốn vay là 215.000 triệu đồng, giải ngân từ năm 2015 và dự kiến đến năm 2017 mới giải ngân hết; Dự án Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và kết hợp trồng cây cao su, tổng số vốn vay là 20.000 triệu đồng, giải ngân từ năm 2011 đến năm 2014; Cho vay Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn, tổng số vốn vay 540.000 triệu đồng, giải ngân từ năm 2011 đến năm 2015. Trong 5 năm, từ năm 2011 đến 2015, CN.NHPT Lâm Đồng đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói chung và CVĐT nói riêng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong đó, tập trung cho vay các chương trình, dự án trọng điểm như sau:

- Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn: Đây là chương trình kinh tế mục tiêu của Chính phủ trong nhiều năm qua. Lũy kế số vốn tín dụng đầu tư phát triển mà CN. NHPT Lâm Đồng đã giải ngân để thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh tính từ năm 2009 đến hết năm 2015 là 665.000 triệu đồng, trong đó từ năm 2011 đến 2015 là 540.000 triệu đồng. Với số vốn này, đã giúp tỉnh Lâm Đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, trong đó đặc

biệt là hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp của tỉnh.

- Chương trình phát triển thủy điện: CN.NHPT Lâm Đồng đã thẩm định và CVĐT xây dựng 08 dự án thủy điện trên địa bản tỉnh, với tổng số vốn cho vay theo HĐTD đã ký là 5.432.780 triệu đồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho cả 08 dự án trong 5 năm từ 2011-2015 là 2.799.973 triệu đồng. Với tổng công suất lắp máy của cả 08 dự án là 725MW và tổng sản lượng điện bình quân hằng năm khoảng 2.550,72 triệu KWh, các dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ hòa vào lưới điện quốc gia, nhằm giải quyết một phần vấn đề thiếu điện hiện nay. Ngoài nhiệm vụ phát điện, các dự án này còn góp phần điều tiết nước, đẩy mạnh vào mùa khô và phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ ở tỉnh Lâm Đồng.

2.2.1.2. Doanh số thu nợ

Bảng 2.2: Doanh số thu nợ tại CN.NHPT Lâm Đồng từ năm 2011 - 2015

ĐVT: triệu đồng

Thu nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thu nợ gốc 265.689 255.946 254.729 1.080.514 810.130 Thu nợ lãi 160.290 195.808 243.343 222.547 126.603

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011 - 2015 của CN.NHPT Lâm Đồng[17]

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ tại CN.NHPT Lâm Đồng từ năm 2011-2015

265.689 255.946 254.729 1.080.514 810.130 160.290 195.808 243.343 222.547 126.603 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Do an h số ( tr đ )

Thu nợ gốc Thu nợ lãi

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011- 2015 của CN.NHPT Lâm Đồng[17]

Từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy, doanh số thu nợ lại thấp vào các năm đầu, tăng vào các năm gần đây, qua hai biểu đồ thấy được giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ trái ngược nhau, cho nên dư nợ năm 2015 giảm chỉ còn 2.654.241 triệu đồng. Tổng số thu nợ trong 5 năm từ 2011-2015 là 2.667.008 triệu đồng, lớn hơn số dư nợ hiện tại (năm 2015), trong đó năm 2014 có doanh số cao nhất là 1.080.514 triệu đồng và thấp nhất là năm 2013 với 254.729 trđ. Trong 5 năm, doanh số thu nợ bằng 79% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân có số thu nợ gốc cao do các CĐT dự án trả nợ trước hạn, CĐT chuyển qua vay NHTM với lãi suất thấp hơn, năm 2014 dự án Thủy điện ĐạmB’ri trả 756.124 triệu đồng và 2015 dự án Thủy điện Krông Nô 2 trả 191.704 triệu đồng, dự án Thủy điện Krông Nô 3 trả 126.220 triệu đồng.

Thu lãi: thấy doanh số thu lãi có mức thu cao vào năm 2013 và giảm năm 2015. Tổng số thu lãi trong 5 năm là 948.591 triệu đồng.

2.2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng từ năm 2011-2015

2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ

Bảng 2.3: NQH và tỷ lệ NQH trong CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng

ĐVT: triệu đồng

Thu nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ gốc quá hạn 22.299 17.604 0 66.449 98.453 Nợ lãi quá hạn 13.195 34.496 3.731 32.884 262.810 Tỷ lệ nợ gốc quá hạn/dư nợ (%) 0,93 0,56 0 2,07 3,71 Tỷ lệ nợ gốc và lãi quá hạn/dư nợ (%) 1,49 1,66 0,10 3,09 13,60

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011 - 2015 của CN.NHPT Lâm Đồng[17]

Biểu đồ 2.3: NQH và tỷ lệ NQH trong CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng 22.299 17.604 - 66.449 98.453 13.195 34.496 3.731 32.884 262.810 0,93 0,56 - 2,07 3,71 1,49 1,66 0,10 3,09 13,60 - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

T lệ q u á h n /d ư n (% ) N g c , n i q u á h n (tr đ )

Nợ gốc quá hạn Nợ lãi quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 47 -47 )

×