Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 67 - 70)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.1. Kết quả đạt được:

Trên cơ sở hướng dẫn chỉ đạo bằng các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPT Việt Nam và của các Bộ ngành, CN.NHPT Lâm Đồng trong thời gian qua đã triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay cấp tín dụng theo các quy định của nghiệp vụ và kịp thời điều chỉnh, cập nhật, phổ biến tới từng cán bộ về những thay đổi của quy chế quy trình nghiệp vụ. Nhờ đó đã tạo được môi trường cho vay ổn định và có hiệu quả, hạn chế được một số RRTD trong tầm kiểm soát. Qua các lần kiểm tra nội bộ và kiểm soát của NHPT Việt Nam thì CN.NHPT Lâm Đồng đều không có vi phạm trong quá trình cho vay, thực hiện đúng theo chính sách cho vay của Chính phủ.

CN.NHPT Lâm Đồng đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, từng cán bộ viên chức quan tâm đến chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, gắn với trách nhiệm công việc và chế độ thù lao. Công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án trước khi trình HSC quyết định cho vay đã được chú trọng, Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh được thành lập với chức năng trên cơ sở xem xét, đề nghị của phòng nghiệp vụ thông qua việc đánh giá tính khả thi của dự án, trình HSC quyết định cho vay. Các điều kiện trước khi ký kết hợp đồng vay vốn được rà soát chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý, tính tuân thủ pháp luật của nhà nước. Hồ sơ giải ngân vốn vay đảm bảo tính hợp lý hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ quy định hướng dẫn Sổ tay nghiệp vụ của ngành và các quy định pháp luật, việc giải ngân đúng người thụ hưởng được ký kết trong hợp đồng giao thầu, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, việc kiểm tra khối lượng tại nơi thực hiện dự án trước, trong và sau khi cho vay được thường xuyên quan tâm, lấy đó làm căn cứ cho quyết định các lần giải ngân tiếp theo. Hồ sơ

giải ngân từng lần được chuyển xuống bộ phận kế toán kiểm soát khá kỹ trước khi duyệt ủy nhiệm chi chuyển tiền đúng người đúng sự việc.

Công tác kiểm tra nội bộ đã được chú trọng và tăng cường: thông qua việc thành lập và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Phòng kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ kiểm tra hiện trường quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Việc tự kiểm tra tại Chi nhánh và rà soát phúc tra được tiến hành thường xuyên, qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện ra sai sót, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay. Công tác kiểm tra nội bộ cũng giúp phát hiện ra những bất cập nảy sinh liên quan đến các quy định về cho vay để phản ánh các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Việc gắn với quyền lợi cá nhân trên hệ số lương tăng thêm trên kết quả thu nợ hàng tháng, Chi nhánh đã thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng CBTD làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng tháng. Thực hiện yêu cầu CBTD tích cực làm việc với các đơn vị, kiểm tra tình hình SXKD, tiêu thụ sản phẩm, phân tích tài chính của doanh nghiệp để đôn đốc thu nợ. Đối với các đơn vị có kế hoạch trả nợ lớn, CN.NHPT Lâm Đồng có thông báo thu nợ ngay từ đầu năm để đơn vị nắm được số liệu, lập kế hoạch bố trí trả nợ cho Chi nhánh; đồng thời bên cạnh đó còn theo dõi thường xuyên, làm việc định kỳ, thành lập các tổ thu nợ và xử lý nợ do Giám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách có trách nhiệm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát công tác thu nợ, xử lý nợ, Chi nhánh cũng đã chủ động tích cực phối hợp các cơ quan ban ngành và đoàn công tác của NHPT Việt Nam trong việc đôn đốc thu nợ quá hạn.

Bên cạnh việc đôn đốc thu nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, hàng năm Chi nhánh còn thực hiện kiểm tra các dự án, các doanh nghiệp đang nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân của việc nợ quá hạn để tìm phương án xử lý. Các doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, Chi nhánh xúc tiến khởi kiện và thanh lý tài sản để thu hồi vốn. Sau khi thanh lý tài sản vẫn chưa thu hồi đủ vốn thì số nợ quá hạn còn lại sẽ giải trình với NHPT Việt Nam xin xóa nợ nhằm giảm số nợ quá hạn đang tồn tại.

Chi nhánh chú trọng thường xuyên cử cán bộ tham gia các khoá học tập huấn về công tác thẩm định, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý tín dụng, quản trị

rủi ro do HSC tổ chức. Sau mỗi đợt tập huấn cán bộ được tập huấn lên kế hoạch tổ chức học tập phổ biến kịp thời cho cán bộ tại Chi nhánh, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ của mỗi cá nhân góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.

HSC có những tác động tích cực đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CVĐT tại Chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo bằng các quy chế, quy trình nghiệp vụ, thường xuyên, chỉ đạo công tác đánh giá, rà soát từ cơ chế, chính sách đến tổ chức bộ máy, phân cấp, uỷ quyền, quy trình nghiệp vụ từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa rủi ro trong hoạt động CVĐT. Một số những điều chỉnh gần đây đã thực hiện như:

+ Sổ tay nghiệp vụ CVĐT quy định chi tiết trình tự, thủ tục hồ sơ và các thao tác nghiệp vụ cụ thể đối với từng giai đoạn của quá trình thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ, xử lý nợ, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ, phổ biến những điểm mới trong chính sách để thống nhất thực hiện. Trong quá trình thực hiện, NHPT Việt Nam vẫn không ngừng nghiên cứu, tiếp thu qua các đợt phát động lấy ý kiến, để tiến tới cho ra đời một số điểm sửa đổi Quy chế và Sổ tay nghiệp vụ, nhằm đưa cơ chế tiến gần đến thực tiễn hơn nữa, hợp lý hóa và tinh giảm các bước thực hiện, với mục tiêu an toàn tín dụng và hỗ trợ cao nhất cho các khách hàng.

+ Thành lập Tổ rà soát quy chế, quy trình để rà soát các chính sách, chế độ của Nhà nước và của NHPT Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách, quy trình đảm bảo chặt chẽ, hạn chế RRTD.

+ Công tác phân loại nợ, tổng hợp kết quả phân loại nợ và chỉ đạo xử lý nợ được chuẩn hoá, chi tiết cụ thể cho từng dự án, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác hạn RRTD.

+ Hệ thống các hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung bước đầu chuyển dịch theo hướng kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng và hàng rào kỹ thuật, phù hợp với thông lệ ngân hàng.

+ Công tác khách hàng: xây dựng được tiêu chí ban đầu và tổ chức thu thập, cung cấp thông tin. Việc cung cấp thông tin đã có tiến bộ: rút ngắn thời gian thực hiện. HSC tổ chức thu thập thông tin lấy ý kiến góp ý, hiến kế từ các Chi nhánh trong cả nước về tất cả mọi mặt trong hoạt động của hệ thống NHPT.

hoạt động: rà soát lại dự thảo HĐTD, Hợp đồng đảm bảo tiền vay trước khi cấp có thẩm quyền ký.

+ Thành lập Trung tâm khách hàng thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng đang vay vốn tại NHPT Việt Nam; nghiên cứu xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng.

+ Thành lập Phòng Kiểm tra tại Chi nhánh, kiểm tra thường xuyên trong tất cả các giai đoạn của quá trình vay vốn: kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Phòng kiểm tra thường xuyên báo cáo kết quả kiểm tra khắc phục tồn tại sau kiểm tra về ban kiểm tra nội bộ và nhận chỉ đạo kiểm tra từ Ban và báo cáo lại. Trưởng phòng Kiểm tra tại Chi nhánh phải là cán bộ có kinh nghiệm quy hoạch chức danh Phó Giám đốc trở lên, do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Các chuyên viên phòng Kiểm tra được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm thêm 0,1 để nâng cao tính trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác kiểm tra.

+ Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, phát hiện các khoản vay có vấn đề để có phương án phòng ngừa rủi ro.

+ Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường: hằng năm, Ban Kiểm tra nội bộ cử cán bộ kiểm tra tại Chi nhánh.

+ Công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề được tăng cường: khi phát hiện các khoản vay có vấn đề, tuỳ mức độ nghiêm trọng, Tổng Giám đốc thành lập các đoàn công tác của Hội sở chính để đôn đốc thu nợ, giúp Chi nhánh rà soát và hoàn thiện hồ sơ. Thành phần của đoàn công tác hỗ trợ Chi nhánh có các nhân viên của các đơn vị: Ban Tín dụng, Pháp chế, Kiểm tra nội bộ, Trung tâm Xử lý nợ, Tài chính kế toán.

+ Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức của hệ thống. + Quy định về trách nhiệm công vụ được Tổng Giám đốc ban hành để cán bộ viên chức nhận thức rõ trách nhiệm của mình và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và NHPT Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)