Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 91 - 92)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm phát hiện rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời các khoản nợ tồn đọng, bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay, góp phần hạn chế RRTD đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt công tác này, CN.NHPT Lâm Đồng cần phải quán triệt thực hiện một số nội dung sau đây:

- Tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, hạn chế tối đa việc chuyển tiền vay về tài khoản tiền gửi của đơn vị.

- Định kỳ, ngoài việc yêu cầu CĐT gửi báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính, CBTD phải thường xuyên kiểm tra tại hiện trường nhằm xác định sự tồn tại và tình trạng thực tế của dự án/CĐT, cũng như các TSBĐ tiền vay,

đặc biệt khách hàng có NQH và lãi treo. Thông qua kiểm tra, định giá lại TSBĐ nợ vay, đối với những dự án có bảo đảm thấp hơn dư nợ cần có biện pháp yêu cầu tăng TSBĐ hoặc thu nợ trước hạn; những TSBĐ khả năng sử dụng hoặc thanh lý thấp cần có biện pháp động viên CĐT dùng nguồn thu hợp pháp khác để trả nợ.

- CBTD phải thực hiện lập, lưu trữ và thường xuyên cập nhật các dữ liệu liên quan đến các khoản nợ vay như tình hình vay trả, thông tin về khách hàng, dự án, TSBĐ tiền vay. Từ đó có những đánh giá chính xác về tình hình sử dụng vốn vay, về TSBĐ để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý thích hợp.

- CBTD phải thường xuyên theo dõi thu thập, phân tích các thông tin về khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra thực tế tại DN thông qua chứng từ, sổ sách. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường như hàng tồn kho gia tăng đột biến, chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn, chậm trả lương cho công nhân, ... thì phải báo cáo ngay với Lãnh đạo để xác minh, làm rõ nguyên nhân. Từ đó, đánh giá kịp thời những dấu hiệu rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ vay, sự thay đổi môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp nhằm mục tiêu bảo toàn vốn vay, góp phần ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 91 - 92)