Tăng cường công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 89 - 91)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.3. Tăng cường công tác thu hồi nợ

CN.NHPT Lâm Đồng cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số một để tạo nguồn thu cho vay các dự án khác, đảm bảo thu hồi vốn TDĐT của Nhà nước. Đồng thời, đảm bảo công tác tín dụng hoạt động theo phương châm chiến lược “an toàn, hiệu quả, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững”. Để làm tốt điều này, cần:

- Theo dõi chặt chẽ từng dự án/CĐT có phát sinh NQH, lãi treo để đôn đốc thu nợ đầy đủ, không để phát sinh tăng nợ xấu so với thời điểm 31/12/2015, đặc biệt là đối với các dự án mới; thường xuyên kiểm tra tình hình SXKD và bám sát các nguồn thu của CĐT để tận thu các khoản NQH, đến hạn theo HĐTD.

- Đối với các dự án/CĐT đã ngừng hoạt động hoặc đã có quyết định bán thanh lý tài sản như Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa – Lâm Đồng,... : Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để thực hiện bán các TSBĐ tiền vay để tận thu nợ, đồng thời tiến hành làm hồ sơ để gửi NHPT xử lý nợ theo quy định.

- Theo quy định về CVĐT, thứ tự thu nợ sẽ là thu nợ lãi trước, thu nợ gốc sau. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, đơn vị vay vốn có khó khăn thậy sự, CN.NHPT Lâm Đồng nên báo cáo với NHPT Việt Nam để có thể linh hoạt trong việc thu nợ, chẳng hạn: Có thể thu nợ gốc và lãi theo tỷ lệ; hoặc ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau nhằm giảm áp lực về lãi vay cho đơn vị, động viên doanh nghiệp trả nợ, đồng thời cũng góp phần là giảm NQH tại CN.NHPT Lâm Đồng.

- Gắn trách nhiệm thu nợ với quyền lợi, có thể “khoán” nhiệm vụ đến từng cán bộ, hoặc làm việc theo nhóm cán bộ, trên kế hoạch thu nợ của Chi nhánh được giao, có quỹ khuyến khích thu nợ, vì hiện tại quỹ lương do Giám đốc Chi nhánh quyết định và việc chi lương vẫn theo chế độ bao cấp trước đây của hệ thống do các tổ chức tiền thân để lại, mọi cán bộ trong Chi nhánh đều được hưởng lương theo hệ

số trình độ đào tạo và thâm niên, với cách trả lương này thì một số cán bộ sẽ không làm chỉ nhìn việc, có những cán bộ không làm nhưng lương vẫn cao vì hệ số lương theo thâm niên cao. Chúng ta cũng từng biết khi đất nước đổi mới kinh tế năm 1986 cũng từ cách khoán này mà nước ta đã từ nước thiếu ăn sang nước xuất khẩu gao. Do đó xây dựng một chế độ khoán gắn với trách nhiệm và quyền lợi với mức thu này thì được hưởng ra sao, thu cao hơn thì được hưởng như thế nào và đặc biệt khuyến khích cao đối với việc thu nợ đối với các dự án đang gặp khó khăn không trả được nợ, từ đó tạo động lực cho cán bộ trong thu hồi nợ vay và cũng dẫn đến muốn thu hồi nợ tốt thì khi cho vay phải có hiệu quả.

3.2.4. Thực hiện kiên quyết việc xử lý tài sản đối với các dự án theo đúng quy định.

- Trong HĐTD và hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn TDĐT của Nhà nước đã ký giữa CN.NHPT Lâm Đồng và đơn vị vay vốn đều có quy định: nếu liên tiếp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ, bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ cho NHPT (mà không được NHPT gia hạn nợ hoặc xử lý nợ) thì NHPT được quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trên thực tế thì CN.NHPT Lâm Đồng chưa thực hiện điều này với bất kỳ một dự án nào. Chẳng hạn như dự án Nhá máy chế biến cà phê nhân, cà phê hòa tan và sản xuất phân vi sinh của Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa – Lâm Đồng là một điển hình. Dự án này đã được áp dụng nhiều giải pháp tín dụng để tháo gỡ khó khăn, như gia hạn nợ, điều chỉnh mức trả nợ,... nhưng đến nay dự án vẫn không trả được nợ, NQH và lãi treo kéo dài phát sinh tăng thêm từ năm 2011 đến nay và dự án ngưng hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, CN.NHPT Lâm Đồng vẫn chưa thực hiện biện pháp xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ. TSBĐ của dự án như máy móc thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, Chi nhánh xử lý tài sản có đối tác mua thì CĐT chay ỳ dây dưa không hợp tác xử lý, làm Chi nhánh mất đối tác, mất cơ hội xử lý. Mặt khác khi Chi nhánh tìm được đối tác bán tài sản thì HSC không cho phép xử lý vì CĐT còn liên quan đến các khoản vay khác tại các Chi nhánh khác, qua các lần xử lý không được làm Chi nhánh mất cơ hội xử lý vì tài sản của dự án khá lớn, lại mang tính đặc thù nên rất khó có đối tác, đến nay tài sản thế chấp mất giá, xuống cấp càng khó xử lý, dự án quá hạn 100% số nợ gốc là 66.449 triệu đồng và lãi phát

sinh chưa trả đến 31/12/2015 là 39.123 triệu đồng. Hàng tháng Chi nhánh tốn kém chi phí thuê người quản lý bảo vệ TSBĐ. Do đó chính điều này đã tạo ra tâm lý ỷ lại của các đơn vị vay vốn, vì nếu có NQH thì CN.NHPT Lâm Đồng cũng khó xử lý tài sản, chỉ phải chịu LS quá hạn, trong khi LS quá hạn của NHPT thấp so với LS của NHTM. CN.NHPT Lâm Đồng có thể áp dụng biện pháp ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau để động viên đơn vị trả nợ, trường hợp doanh nghiệp vẫn không trả nợ CN.NHPT Lâm Đồng cần kiên quyết thực hiện việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài.

- Việc xử lý tài sản để thu hồi nợ của một tài sản hình thành từ dự án vay vốn trung dài hạn là rất khó khăn vì khi xử lý tài sản lúc này tài sản đã lỗi thời, chưa kể xuống cấp hao mòn nên việc xử lý đòi hỏi phải vận dụng mọi nguồn lực hiện có của Chi nhánh, tận dụng mọi nội lực, chất xám của toàn thể cán bộ viên chức để đề xuất, kiến nghị các biện pháp khả thi nhằm giúp cho lãnh đạo Chi nhánh trong việc nhanh chóng xử lý TSBĐ góp phần vào nhiệm vụ chung của toàn Chi nhánh. Đặt ra từng mục tiêu xử lý TSBĐ với các mốc thời gian cụ thể để làm cơ sơ phấn đấu, định kỳ cần phải đánh giá rút kinh nghiệm, căn cứ kết qủa thực hiện nhiệm vụ, tiến hành phân tích, đánh giá đưa ra các giải pháp chỉ đạo phù hợp sát với tình hình thực tế phát sinh, khi cần thiết sẽ tăng cường tối đa nhân lực để đạt được từng mục tiêu cụ thể từ đó tiến tới hoàn thành mục tiêu cuối cùng trong từng nhiệm vụ đã được đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)