Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 92 - 94)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.6. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ

Hiện nay, ở CN.NHPT Lâm Đồng đã thành lập phòng Kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, gọi là Phòng nhưng chỉ mới có hai cán bộ, gồm một lãnh đạo phòng và một chuyên viên. Đối với lĩnh vực CVĐT thì chủ yếu kiểm tra là các dự án có phát sinh giải ngân trong năm. Trong thời gian tới, cần tăng tần suất kiểm tra đối với các dự án thuộc nhóm nợ nghi ngờ. Trong công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro, đặc biệt các dự án Chính phủ chỉ định càng phải kiểm tra kiểm soát quản lý giải ngân vốn vay chặt chẽ vì các dự án này một số quy định theo cơ chế đặc thù riêng không theo quy định quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chung.

Để công tác kiểm tra nội bộ tại CN.NHPT Lâm Đồng đạt hiệu quả cao thì cần phải:

- Tăng cường lực lượng cán bộ cho phòng kiểm tra nội bộ, đặc biệt là cán bộ thực sự có năng lực, kinh nghiệm và am hiểu luật pháp.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định cùng phối hợp kiểm tra.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

- Cần quy định trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với cán bộ kiểm tra, chịu trách nhiệm và bảo vệ được kết quả kiểm tra của mình trước các đoàn kiểm tra bên ngoài khi vào kiểm tra Chi nhánh. Có chế độ thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra.

- Chi nhánh nên thành lập tổ kiểm tra dự án, rà soát hồ sơ dự án nhằm tạo sự minh bạch, hỗ trợ và cộng đồng trách nhiệm với Giám đốc trước khi quyết định cấp vốn vay, tổ này gồm có một Phó Giám đốc phụ trách và các trưởng phòng nghiệp, có chức năng như Hội đồng tín dụng của Chi nhánh, trước một món vay được giải ngân ra phải qua tổ này phê duyệt về kết quả rà soát hồ sơ dự án, hồ sơ vay vốn đã đảm bảo các điều kiện trước khi vay vốn theo quy định chưa, thành viên của tổ rà soát độc lập và đưa ra những ý kiến về hồ sơ đầy đủ hay cần bổ sung trong phiếu phê duyệt kết quả. Từ trách nhiệm của tổ này cũng nâng cao được trình độ nghiệp vụ các phòng, giỏi một việc biết nhiều việc, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải từ tìm tòi học hỏi đáp ứng cho công việc, quan tâm đến công việc giải ngân của Chi nhánh hơn chứ không chỉ như trước đây chỉ một số bộ phận có liên quan đến công tác giải ngân và việc kiểm tra phát hiện ra sai sót được khắc phục kịp thời trước khi giải ngân món vay ra, đó cũng là hạn chế được rủi ro phần nào cho Chi nhánh ngay từ khâu giải ra ngân từng món một. Đồng thời tổ này có chức năng kiểm tra khối lượng xây dựng của dự án theo tiến độ giải ngân, thành viên trong tổ phối hợp với CBTD kiểm tra thường xuyên nắm bắt khối lượng thi công của dự án, kiểm tra trước khi cho vay đảm bảo tiền giải ngân ra được sử dụng đúng mục đích có khối lượng cụ thể. Và tổ này đặt biệt giám sát kỹ việc đầu tư cho vay nhất là đối với các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ vì thường các dự án này đầu tư theo cơ

chế riêng, như cơ chế được chỉ định thầu, do đó các gói thầu này không giám sát kỹ sẽ có tình trạng khống khối lượng, thông qua nhà thầu này vốn tự có CĐT không bỏ ra, vốn chủ yếu đầu tư của ngân hàng, gây nên cho dự án có suất đầu tư cao, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và không trả được nợ cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)