Xem xét cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 102 - 110)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.3.3.8. Xem xét cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp:

Đặc điểm CVĐT là chỉ cho vay đối với tài sản cố định của dự án, nên thông thường sau khi vay đầu tư tài sản cố định ban đầu tại NHPT Việt Nam, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NHPT trong thời gian dài sau đó, nhưng lại tiếp tục phải đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại để thực hiện vay vốn lưu động. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy các CĐT mở rộng hoạt động SXKD và có điều kiện để trả nợ vay TDĐT. Trong thời gian tới, NHPT cần xem xét cho vay vốn lưu động đối với các đơn vị đang có dư nợ vay TDĐT của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại CN.NHPT Lâm Đồng ở chương 2, nội dung chính của chương 3 được người viết tạp trung vào việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động cho vay tại CN.NHPT Lâm Đồng, sau khi trình bày định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Lâm Đồng, định hướng phát triển chung của NHPT Việt Nam và định hướng hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng trong thời gian tới.

Một số giải pháp nhằm ứng dụng trong thực tế tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng trong thời gian tới, hạn chế nợ xấu cho NHPT Việt Nam nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN CHUNG

Phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn của công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, NHPT Việt Nam được thành lập là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm đổi mới hoạt động TDĐT, TDXK của Nhà nước.

Thực hiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước, trong đó có hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng cũng không chánh khỏi những rủi ro chung trong hệ thống ngân hàng, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển có những đặc điểm riêng biệt. Việc quản lý phòng ngừa hạn chế rủi ro trong điều kiện hiện nay rất phức tạp và khó khăn, không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro. Từ nhận thức đó, công tác quản lý rủi ro CVĐT phát triển tại CN.NHPT Lâm Đồng trong những năm qua đã được chú trọng hơn, để hoạt động quản lý rủi ro CVĐT phát triển tại CN.NHPT Lâm Đồng đạt hiệu quả, công tác nghiên cứu rủi ro và đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống thiết thực, hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là việc làm cấp bách và cần thiết. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất được các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:

Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động CVĐT phát triển của NHPT Việt Nam: đưa ra khái niệm, hoạt động cơ bản về CVĐT phát triển qua NHPT Việt Nam, khái niệm về rủi ro CVĐT, đặc điểm của rủi ro CVĐT, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro CVĐT phát triển cũng như các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro CVĐT phát triển.

Nghiên cứu thực trạng về hoạt động tín dụng trong CVĐT và quản lý rủi ro tín dụng trong CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng, thông qua số liệu tài chính qua nhiều năm có so sánh đưa ra những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của CN.NHPT Lâm Đồng và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Những điểm mới của luận văn bao gồm:

của Nhà nước cũng như quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT của NHPT Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là nêu bật đặc tính rủi ro cao trong hoạt động CVĐT phát triển, chỉ rõ được tính tất yếu khách quan phải quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT, đồng thời xác định được những nội dung cơ bản của quy trình quản lý RRTD trong cho vay đầu tư của NHPT.

Hai là, phân tích một cách chi tiết thực trạng RRTD trong hoạt động CVĐT

và quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng thời gian qua, chỉ rõ những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân cơ bản của RRTD trong hoạt động CVĐT cũng như nguyên nhân của những bất cập trong quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng.

Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của RRTD trong hoạt

động CVĐT cũng như của những vấn đề bất cập trong quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng, kết hợp với lý thuyết về quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT của ngân hàng, luận văn đã đưa ra những quan điểm định hướng về quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT và đề xuất một số giải pháp được cụ thể hóa sát với thực trạng tại CN.NHPT Lâm Đồng để từ đó áp dụng vào trong công việc hạn chế rủi ro trong hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng trong thời gian tới.

Bốn là, đề xuất một số nội dung công việc mà các cơ quan liên quan cần thực

hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý RRTD trong hoạt động CVĐT của CN.NHPT Lâm Đồng, mà trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước.

Mặt hạn chế của luận văn là chú trọng đến một số giải pháp với các cách thức thực hiện áp dụng vào thực tế hiện tại trước mắt mà theo quy luật vận động phát triển thì luôn có những thay đổi, một số giải pháp có thể đúng vào thời điểm lúc này nhưng không phù hợp với những năm sau, do đó một số giải pháp, mô hình thích hợp với thời điểm đó nhưng lúc này chỉ mới đưa ra, chưa có những phương pháp và cách thức để thực hiện, do vậy là chưa giải quyết được triệt để.

Về hướng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung những giải pháp, phương pháp, cách thức thực hiện phù hợp với thời điểm thực tế hiện tại. Nội dung của luận văn còn có thể đánh giá, phân tích sâu hơn thông qua mô hình kinh tế

lượng để đưa ra những hàm ý chính sách nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Lâm Đồng.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính 2007, Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 về hướng

dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước.

2. Bộ Tài chính 2007, Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

3. Bộ Tài chính 2012, Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/3/2012, hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước.

4. Chính phủ 2011, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước.

5. Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận 2013, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động – Xã hội.

6. Nguyễn Duệ 2001, Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.

7. Trần Huy Hoàng 2015, Quản trị Ngân hàng, NXB Đại học Kinh tế TPHCM. 8. Ngô Hướng, Phan Diên Vỹ, Bùi Quang Tín, Nguyễn Thế Bình 2014, Phòng

ngừa RRTD NHTM trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí

Minh.

9. Ngân hàng Nhà nước 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 Ban hành về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

10.Ngân hàng Nhà nước 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

11.Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2006, Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 Về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

12.Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2007, Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 Ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

22/9/2008 Ban hành Sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

14.Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2008, Văn bản số 4426/NHPT-XLN ngày 22/12/2008 Về việc hướng dẫn phân loại nợ.

15.Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2014, Văn bản số 4212/NHPT-XLN ngày 31/12/2014 Về việc hướng dẫn phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng.

16. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng, Quyết định số 19/QĐ-NHPT-LĐO ngày 17/8/2010 Về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ trong công tác giữa các phòng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng.

17. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo kết quả hoạt động cho vay, thu nợ năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

18. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo phân loại nợ năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

19. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo trích dự phòng rủi ro năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

20.Phan Thị Thu Hà 2009, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

21.Phan Thị Thanh Lâm 2012, Vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín

dụng khách hàng tại NHTMCP Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Nam,

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Đà Nẵng.

22.Thủ tướng Chính phủ 2007, Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

23.Thủ tướng Chính phủ 2013, Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhình đến năm 2030.

PHỤ LỤC

Trích Quyết định số 19/QĐ-NHPT-LĐO ngày 17/8/2010 Về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ trong công tác giữa các phòng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng.

Thứ nhất, Phòng Hành chính - quản lý nhân sự, Phòng Tài chính kế toán - kho quỹ, Phòng Tổng hợp, Phòng Kiểm tra, Phòng Tín dụng, với các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp như sau:

- Tiếp nhận, thẩm định sơ bộ các dự án không thuộc diện phân cấp, báo cáo Hội sở chính xem xét, quyết định.

- Giải ngân, thu nợ với toàn bộ các dự án vay vốn.

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động, tài sản BĐTV. - Thực hiện việc phân loại nợ đối với các dự án vay vốn.

- Tiếp nhận, thẩm định phương án cơ cấu nợ, gia hạn nợ đối với các dự án không phân cấp, đề xuất báo cáo HSC xem xét, quyết định.

- Nhập thông tin về dự án lên hệ thống thông tin của NHPT.

- Định kỳ báo cáo các mặt hoạt động, báo cáo phân loại nợ, tình hình đảm bảo tiền vay về HSC.

Thứ hai, các phòng tham gia trực tiếp vào quy trình cấp tín dụng gồm: * Phòng Tổng hợp:

- Thẩm định sơ bộ các dự án do Chủ đầu tư gửi tới.

- Lập kế hoạch vốn cho các dự án, đăng ký vốn giải ngân trong năm gửi HSC. Phối hợp với Phòng Tín dụng, Kế toán – kho quỹ xin chuyển nguồn giải ngân.

- Phối hợp với Phòng Tín dụng thẩm định phương án cơ cấu nợ, gia hạn nợ. - Thu thập phân tích và cung cấp các thông tin phục vụ thẩm định và phòng ngừa RRTD, tổng hợp báo cáo các mặt trong công tác quản lý hoạt động của Chi nhánh, tổng hợp các loại báo cáo theo quy định của HSC.

* Phòng Tín dụng:

- Phối hợp với Phòng Tổng hợp đăng ký vốn giải ngân trong năm gửi HSC, xin chuyển nguồn giải ngân cho dự án.

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn, khối lượng giải ngân trước khi cho vay và thu hồi nợ vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các chủ đầu tư trước, trong và sau khi cho vay.

- Chủ trì phối hợp với Phòng Tổng hợp thẩm định phương án cơ cấu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn; thẩm định phương án khoanh nợ, xoá nợ và xử lý tài sản BĐTV các dự án không trả được nợ do nguyên nhân khách quan trình HSC xem xét, quyết định.

- Tổng hợp tình hình báo cáo trong công tác quản lý hoạt động cho vay, thu nợ, tình hình phân loại nợ vay, theo dõi việc quản lý, xử lý tài sản BĐTV…theo quy định của HSC.

* Phòng Kiểm tra:

- Tổ chức công tác kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động của Chi nhánh tại các Phòng, phối hợp với các phòng kiểm trả hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản BĐTV và phối hợp với các phòng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các chủ đầu tư trước, trong và sau khi cho vay, kiểm tra tài sản BĐTV.

- Kiểm tra rà soát các loại báo cáo của các phòng. - Đôn đốc các phòng khắc phục sai sót sau kiểm tra.

- Báo cáo công tác kiểm tra, khắc phục sau khi kiểm tra theo quy định của HSC. * Phòng Kế toán – kho quỹ:

- Quản lý việc thánh toán chuyển tiền.

- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xin chuyển nguồn giải ngân.

- Kiểm tra hồ sơ giải ngân của Phòng Tín dụng chuyển xuống giải ngân cho dự án.

- Phối hợp với các Phòng kiểm tra tài sản bảo đảm, lưu giữ tài sản bảo đảm tại kho quỹ.

- Thực hiện theo dõi khế ước, quản lý dư nợ vay của dự án.

- Thực hiện báo cáo quản lý nợ vay, giải ngân, thu nợ, tài sản BĐTV… theo quy định báo cáo của HSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 102 - 110)