Thiết lập quy trình nghiệp vụ, cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 61 - 67)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.3.2. Thiết lập quy trình nghiệp vụ, cơ chế chính sách

Hoạt động CVĐT của nhà nước tại NHPT được thực hiện quy định rất cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trên cơ sở đó, NHPT Việt Nam ban hành các quy chế, quy trình, sổ tay nghiệp vụ quy định các bước tác nghiệp áp dụng trong toàn hệ thống.

- Cơ chế phân cấp thẩm định và quyết định cho vay:

Việc phân cấp và uỷ quyền nhằm mục đích đảm bảo cho công tác thẩm định, quyết định cho vay trong hệ thống NHPT Việt Nam được thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với cải cách hành chính, đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả trong quản lý điều hành từ HSC đến các Chi nhánh; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong hệ thống NHPT; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

Trình tự, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị tại HSC và các Chi nhánh trong thẩm định được NHPT quy định tương đối cụ thể, chi tiết. Thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh đối với các dự án không phân cấp bao gồm: thẩm định sơ bộ phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay; thẩm định tài sản BĐTV; từ chối cho vay hoặc gửi báo cáo thẩm định đề xuất Tổng Giám đốc xem xét quyết định cho vay; khi dự án được HSC chấp thuận cho vay bằng thông báo cho vay vốn đối với dự án, Chi nhánh thực hiện ký HĐTD, hợp đồng BĐTV; giải ngân, thu hồi nợ vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, sử dụng tài sản BĐTV; đề xuất với Tổng Giám đốc các hình thức xử lý nợ vay, như: gia hạn nợ, khoanh

nợ, xoá nợ và xử lý tài sản BĐTV đối với dự án.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bước ký kết cho vay, Chi nhánh phải khai báo thông tin khách hàng trên hệ thống VDB Online và mỗi CĐT được hệ thống cấp một mã khách hàng gọi là mã CIF, sau đó Chi nhánh gửi rà soát thông tin khách hàng cho HSC xác nhận số vốn vay của CĐT không vượt 15% vốn điều lệ của NHPT, đồng thời Chi nhánh gửi dự thảo HĐTD, Hợp đồng đảm bảo tiền vay về HSC để rà soát, chấp thuận.

Bên cạnh việc giao nhiệm vụ Chi nhánh thực hiện ký kết HĐTD cho vay và thu hồi nợ, HSC cũng xây dựng và thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay, thu hồi nợ, định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra việc thực hiện cho vay, thu hồi nợ, kiểm tra hiện trường nơi thực hiện dự án, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ và đảm bảo an toàn tín dụng.

- Quy trình thẩm định tại Chi nhánh:

Phòng Tổng hợp: tiếp nhận hồ sơ dự án từ khách hàng, thẩm định hiệu quả KT- XH của dự án, năng lực chủ đầu tư và báo cáo kết quả thẩm định sơ bộ trình Giám đốc Chi nhánh ký văn bản gửi HSC. Nếu được HSC chấp thuận cho vay, trên cơ sở văn bản chấp thuận Chi nhánh thực hiện thông báo cho vay tới CĐT.

Chi nhánh hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của HSC và các nội dung cảnh báo giám sát.

Dự thảo HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay gửi về Ban Pháp chế HSC để rà soát về tính pháp lý của Hợp đồng.

Sau khi có ý kiến của ban Pháp chế, ý kiến của Trung tâm khách hàng về thông tin khách hàng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, về các nội dung rà soát. Chi nhánh ký kết HĐTD giải ngân và quản lý thu hồi nợ đối với dự án.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng:

Trong quy trình cho vay của NHPT Việt Nam quy định khá chi tiết, cụ thể các nội dung CBTD phải tiến hành kiểm tra giám sát như: giám sát từng khoản vay, từng lần giải ngân, kiểm tra phân tích tình hình tài chính, tình hình SXKD của khách hàng; kiểm tra tài sản BĐTV, thường xuyên gặp gỡ khách hàng, kiểm tra thực địa. Ban TDĐT của NHPT chịu trách nhiệm kiểm tra việc cho vay thu nợ của Chi nhánh, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của CĐT.

- Kiểm tra nội bộ:

Phòng Kiểm tra làm chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Chi nhánh và theo quy định phải thực hiện kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra quá trình tiếp nhận và thẩm định dự án; kiểm tra trong khi cho vay, kiểm tra hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Việc phân loại nợ phải được tiến hành mỗi quý một lần nhằm đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của dự án và khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng Chi nhánh do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo cam kết, từ đó chủ động phòng ngừa và đề ra giải pháp xử lý để thu hồi nợ vay.

Giai đoạn từ năm 2013 trở về trước: Việc phân loại nợ vay của NHPT thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam, trên cơ sở đó NHPT Việt Nam hướng dẫn các Chi nhánh tại văn bản số 4426/NHPT-XLN ngày 22/12/2008. Việc phân loại nợ căn cứ vào thực trạng nợ, nợ trong hạn, nợ quá hạn, căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ, nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của dự án đến cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước; căn cứ vào nguyên nhân phát sinh NQH; căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng10.

Phân loại nợ theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các loại nợ quá hạn được chia thành:

- Khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng:

+ NQH do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của nhà nước. Căn cứ vào mức độ rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng, Chi nhánh phân loại nợ vào một trong các nhóm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

+ NQH do khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự; bị chết mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay, Chi nhánh phân loại nợ vào nhóm nợ: nợ có khả năng mất vốn.

+ NQH do khách hàng bị giải thể phá sản theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Chi nhánh phân loại nợ vào nhóm nợ: nợ có khả năng mất vốn.

+ NQH do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện dự án và hoạt động SXKD của khách hàng hoặc nguyên nhân từ phía nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu lùi thời gian giao hàng, chậm thanh toán, …; Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng trả nợ của khách hàng, Chi nhánh phân loại nợ vào một trong các nhóm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

- NQH đối với khách hàng là DNNN phải chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa, giao, bán theo quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có khó khăn về tài chính; Căn cứ vào tình hình thực tế của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng, Chi nhánh phân loại nợ vào một trong các nhóm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

Phân loại nợ theo đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:

- Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm khách hàng gửi tới, Chi nhánh phân tích đánh giá tình hình tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, hệ số nợ, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, … từ đó đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Giai đoạn từ năm 2014 đến nay: Việc phân loại nợ vay của NHPT thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng đối với NHPT tại thông tư số 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013, văn bản số 8199/BTC-TCNH ngày 20/6/2014 của Bộ Tài chính về việc phân loại nợ của NHPT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn khác của các Bộ Ngành, trên cơ sở đó NHPT Việt Nam hướng dẫn các Chi nhánh bằng văn bản số 4212/NHPT-XLN ngày 31/12/2014 về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng11.

- Việc quản lý và theo dõi toàn bộ tài sản có và cam kết ngoại bảng, trong đó có nêu rõ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

- Các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh: + Nợ cho vay từ nguồn vốn nước ngoài NHPT không chịu rủi ro.

+ Các khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân trước khi thành lập NHPT.

+ Các khoản nợ cho vay mà nguồn trả nợ từ ngân sách trung ương hoặc địa phương.

+ Các khoản nợ cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

+ Các khoản nợ cho vay để tái cơ cấu các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

+ Các khoản nợ cho vay theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước.

+ Các khoản nợ cho vay các dự án hạ tầng cơ sở, dự án đường cao tốc theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

- Việc phân loại nợ theo 5 nhóm nợ:

Tên nhóm nợ Đặc điểm

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

- Được đánh giá là có đủ khả năng/có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

- NQH dưới từ 10 đến 90 ngày.

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

- NQH từ 91 đến 180 ngày.

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- NQH từ 181 đến 360 ngày.

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Nhóm 5: - NQH trên 360 ngày.

Nợ có khả năng mất vốn

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Ngoài ra nợ được phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp: + Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, như: thiên tai, địch họa, chiến tranh, môi trường kinh tế.

+ Các chỉ tiêu khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục.

+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo quy định của NHPT để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Đối với các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, Chi nhánh không đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn thu hồi nợ còn lại đúng hạn thì Chi nhánh xếp khoản nợ vào nhóm 2.

Trích lập dự phòng rủi ro: mức trích lập quỹ DPRR bằng 0,5% trên dư nợ bình quân CVĐT và tính vào chi phí hoạt động của NHPT Việt Nam. Quỹ DPRR được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay ĐTPT. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp các khoản tổn thất, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.

Các giải pháp tín dụng: bao gồm lùi thời điểm bắt đầu trả nợ; điều chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Việc thực hiện các giải pháp tín dụng được thực hiện đối với CĐT các dự án gặp khó khăn về tài chính. Việc thực hiện các giải pháp tín dụng được thực hiện theo quy định của NHPT Việt Nam và các quy định khác có liên quan, đảm bảo không làm thay đổi thời hạn cho vay đối với dự án theo HĐTD đã ký.

Xử lý rủi ro: Theo quy định, chỉ có CĐT các dự án gặp khó khăn do nguyên nhất bất khả kháng, như: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại về tài

sản… và khó khăn về tài chính của DNNN nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho NHPT Việt Nam mới được xem xét XLRR. Các biện pháp XLRR bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; xoá nợ, bán nợ. Các nội dung, trình tự, thẩm quyền XLRR được quy định tại Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)