Khuyến nghị với Uỷ ban nhân dân TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 92 - 105)

9. Bố cục của luận văn:

3.3.3. Khuyến nghị với Uỷ ban nhân dân TP.HCM

Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn đang hoạt động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài việc chủ động trong hoạt động kinh doanh thì cũng cần rất nhiều sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, Ban ngành Thành phố trong việc phối hợp với NHNN Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, thường xuyên bám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác, tiếp tục đào tạo lại và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân Thành phố vào hệ thống ngân hàng, tạo môi trường cạnh

tranh công bằng cho tất cả các TCTD đóng trên đại bàn trong đó có Chi nhánh BDIV Nam Sài Gòn.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào những tồn tại hạn chế được trình bày ở chương 2, trong chương này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn trong thời gian tới, cụ thể: Đẩy mạnh công tác Marketing; Tăng cường cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng; Xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng đồng bộ, phù hợp với DNNVV; Nâng cao uy tín của ngân hàng; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội và pháp luật, cho đội ngũ cán bộ tín dụng DNNVV; Tuân thủ thực hiện đúng các quy trình tín dụng, đặc biệt là nâng cao chất lượng quy trình thẩm định; Sàng lọc và lựa chọn khách hàng là DNNVV; Xây dựng, thực hiện nhất quán chính sách tín dụng đối với DNNVV; Giải pháp về tổ chức nhân sự; Áp dụng tiến bộ công nghệ hiện đại vào công tác cho vay; Yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo và Chú trọng công tác kiểm tra, quản lý sau vay. Ngoài ra tác giả còn đề xuất một số kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội. Và một trong những điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn phát triển, đó là vay vốn ngân hàng. Đây là mối quan hệ cùng có lợi, cần khuyến khích.

Mặc dù được Chính phủ, các cơ quan ban ngành, các hiệp hội quan tâm hỗ trợ tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong đó đáng kể là vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng.

Các NHTM cũng nhận thấy những khó khăn này của doanh nghiệp đồng thời cũng thấy rõ tiềm năng mà nhóm khách hàng này mang lại cho ngân hàng là rất lớn, song để hỗ trợ vốn cho DNNVV và mang lại lợi ích lâu dài cho mình thì không phải ngân hàng nào cũng làm tốt được

Luận văn đã nghiên cứu và tìm hiểu về chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luận văn đã nêu ra được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát và làm rõ được những cơ sở lý luận chung

về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, luận văn đánh giá, làm rõ thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn, để từ đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như hạn chế còn tồn tại tại đơn vị.

Thứ ba,từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV (2013-2017), Báo cáo thường niên của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn.

2. Kỷ yếu Hội thảo (2006), “Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC”.

3. Lê Lan Hương (2013), đề tài nghiên cứu “Mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La”. Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017. 5. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 do Quốc Hội

ban hành.

6. Nghị định chính Phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV.

7. Nghị định Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

8. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

9. Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020.

10. Nguyễn Minh Tuấn (2011), đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam”. Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.

11. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

12. Tổ chức tài chính quốc tế IFC (2009), “Cẩm nang kiến thức dịch vụ ngân hàng cho DNNVV”.

13. VCCI (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

14. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009), đề tài nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV”.

15. Võ Đức Toàn (2012), đề tài nghiên cứu “Tín dụng đối với DNNVV của các NHTM cổ phần trên địa bàn Tp.HCM”. Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại Học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

16. Vũ Thị Tuyết Trang (2012), đề tài nghiên cứu “Hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt”. Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

17. Võ Việt Hùng (2009), đề tài nghiên cứu “Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án Tiến Sĩ, Đại Học Kinh Tế Huế.

Và tham khảo một số bài báo từ các Website:

18. https://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-tin-dung-ngan-hang-doi-voi-doanh- nghiep-vua-va-nho/8b563fe2 19. https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep-nho-va-vua-van-kho-tiep-can-tin-dung- 745699.vov 20. http://baodautu.vn/vietinbank-phu-yen-chap-canh-cho-doanh-nghiep-vua- va-nho-d4731.html 21. http://vccinews.vn/news/19778/vietcombank-binh-duong-dong-hanh-cung- su-phat-trien-cua-tinh-va-cong-dong-doanh-nghiep.html 22. http://www.baonamdinh.com.vn/channel/5085/201707/vietinbank-nam-dinh- thuc-hien-giai-phap-tang-truong-tin-dung-2519637/ 23. http://www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê. 24. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn – Cục thống kế thành phố Hồ Chí Minh.

25. http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn – Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí

Minh.

27. https://www.dangkykinhdoanh.gov.vn - Cổng thông tin quốc gia – Về đăng ký kinh doanh.

28. http://www.sbv.gov.vn – Ngân hàng nhà nước.

29. http://www.baocongthuong.com.vn/

30. http://www.tapchitaichinh.vn/

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

Mã số phiếu………..

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào Quý Anh/Chị,

Tôi là Vũ Đức Khoa, là học viên cao học Tài chính Ngân hàng của Trường Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài về “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn””. Kính mong Quý anh/chị vui lòng dành một ít thời gian để trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp.

Trong cuộc khảo sát này không có quan điểm đúng hay sai mà chỉ có câu trả lời phù hợp nhất với bản thân Quý Anh/Chị trên cương vị là đại diện cho doanh nghiệp của mình. Mỗi phát biểu chỉ có duy nhất một câu trả lời. Người thực hiện xin cam kết đảm bảo tính riêng tư Quý Anh/Chị khi Quý Anh/Chị tham gia vào nghiên cứu này.

Để trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào ô thích hợp, mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời duy nhất. Những con số này thể hiện quan điểm của riêng anh/chị qua mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:

1 = Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 = Trung dung (vừa đồng ý và cũng không đồng ý 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ CỦA DOANH NGHIỆP

Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý với những phát biểu trong công tác phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn:

STT Tiêu chí Mức độ đồng ý

I. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý CLDV1 Sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, phong phú

và phù hợp 1 2 3 4 5

CLDV2 Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng

cung cấp đều làm hài lòng khách hàng 1 2 3 4 5 CLDV3

Các thông tin về sản phẩm cho vay đều được Ngân hàng cung cấp và cập nhật đầy đủ các

thông tin đến khách hàng 1 2 3 4 5

CLDV4

Mẫu biểu quy định NH rõ ràng, dễ hiểu; thủ tục giao dịch đơn giản, thời gian giao dịch nhanh chóng

1 2 3 4 5

CLDV5 Ngân hàng tư vấn hướng giải quyết tốt nhất

cho các yêu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5

CLDV6 Ngân hàng cung cấp đúng dịch vụ tại thời

điểm đã cam kết 1 2 3 4 5

CLDV7

NH có trang thiết bị và máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ (ghế chờ, sách báo, nước

uống…) 1 2 3 4 5

CLDV8 Trang Web internet đầy đủ thông tin; tờ

bướm quảng cáo sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn 1 2 3 4 5

II. THÁI ĐỘ PHỤC VỤ Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý

TD1 Nhân viên ngân hàng ăn mặc gọn gàng, lịch

sự và ấn tượng 1 2 3 4 5

TD2 Nhân viên có trình độ chuyên môn và thao

tác nghiệp vụ tốt 1 2 3 4 5

TD3 Nhân viên NH rất lịch thiệp, ân cần, sẵn

sàng phục vụ và hướng dẫn khách hàng 1 2 3 4 5 TD4

Nhân viên NH luôn tư vấn giải pháp tốt nhất và giải quyết thỏa đáng khiếu nại của khách hàng

1 2 3 4 5

TD5 Nhân viên NH thực hiện giao dịch chính xác

và nhanh chóng 1 2 3 4 5

TD6 Nhân viên NH luôn phục vụ công bằng với

tất cả khách hàng 1 2 3 4 5

TD7 Nhân viên NH không gây phiền nhiễu cho

Quý khách hàng 1 2 3 4 5

TD8 Nhân viên không tỏ ra quá bận rộn để không

phục vụ khách hàng 1 2 3 4 5

CSHT1

BIDV Nam Sài Gòn duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực

ưu tiên của Chính phủ. 1 2 3 4 5

CSHT2 BIDV Nam Sài Gòn luôn có những gói tín

dụng ưu đãi cho các DNVVN 1 2 3 4 5

CSHT3

Triển khai nhiều chương trình đào tạo, tư vấn hỗ trợ DNNVV về các giải pháp tài chính

1 2 3 4 5

IV. QUY TRÌNH THỦ TỤC VAY VỐN Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý QTTT1

Công tác cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục tạo điều kiện DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi hơn luôn được ngân hàng thực hiện thường xuyên.

1 2 3 4 5

QTTT2 Nhân viên ngân hàng hướng dẫn thủ tục cho

khách hàng đầy đủ và dễ hiểu 1 2 3 4 5

QTTT3 Các thủ tục, điều kiện vay vốn được công

khai, minh bạch và chi tiết. 1 2 3 4 5

V. QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý TSDB1

BIDV Nam Sài Gòn không xem “Tài sản đảm bảo” là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV

1 2 3 4 5

TSDB2

BIDV Nam Sài Gòn xem xét kết hợp linh hoạt các loại tài sản của DN để đảm bảo cho khoản vay và không áp dụng thời gian thử thách theo quy định hiện hành của BIDV.

1 2 3 4 5

TSDB3

BIDV Nam Sài Gòn chưa có những sản phẩm cho vay không cần TSĐB cho các DNNVV.

1 2 3 4 5

TSDB4 Giá trị TSĐB được định tương đối thấp so

với giá thị trường 1 2 3 4 5

VI. LÝ DO DOANH NGHIỆP ANH/ CHỊ

BỊ TỪ CHỐI KHI VAY VỐN Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý

LDTC1 Thủ tục vay vốn phức tạp 1 2 3 4 5

LDTC2 Không có Tài sản Thế chấp 1 2 3 4 5

LDTC3 Quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu hạn chế 1 2 3 4 5

LDTC4 Năng lực quản trị hạn chế 1 2 3 4 5

LDTC5 Năng lực tài chính thiếu minh bạch 1 2 3 4 5 LDTC6 Phương án kinh doanh thiếu tính khả thi. 1 2 3 4 5 LDTC7 Quyền sở hữu tài sản chưa minh bạch. 1 2 3 4 5

VII. QUAN HỆ TÍN DỤNG Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý QHTD1 Các gói sản phẩm cho vay đa dạng 1 2 3 4 5

QHTD2 Biên độ giao động lãi suất cho vay linh động 1 2 3 4 5 QHTD3 Ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng

muốn thanh toán trước hạn 1 2 3 4 5

QHTD4 Mức độ bảo mật, an toàn thông tin khi giao

dịch cao 1 2 3 4 5

VIII. LÃI SUẤT, PHÍ Rất không đồng ý ↔Rất đồng ý

LS1 Lãi suất và phí cho vay thấp 1 2 3 4 5

LS2 Chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất

cho vay 1 2 3 4 5

LS3 Thủ tục hồ sơ vay vốn đơn giản, nhanh gọn 1 2 3 4 5 LS4

Ngân hàng áp dụng chính sách giá linh hoạt, mức lãi suất cạnh tranh và biểu phí giao dịch

hợp lý 1 2 3 4 5

PHẦN II: THÔNG TIN CHUNG

1. Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ tín dụng của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn trong bao lâu ?

 Dưới 1 năm (1)  1 – 2 năm (2)  3 năm (3)  Trên 3 năm (4)

2. Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp Anh/ Chị :

 Công nghiệp (1)  Nông nghiệp (2)  Thương mại (3)

 Dịch vụ (4)

3. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Anh/ Chị

 < 3 năm (1)

 Từ 3 – dưới 5 năm (2)  Từ 5 – dưới 10 năm (3)  > 10 năm (4)

4. Số lẩn vay vốn của doanh nghiệp Anh/ Chị

 < 3 lần (1)

 Trên 5 lần (3)

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT

Thời gian sử dụng dịch vụ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid Dưới 1 năm 12 6.0 6.0 6.0 1 – 2 năm 78 39.0 39.0 45.0 3 năm 85 42.5 42.5 87.5 Trên 3 năm 25 12.5 12.5 100.0 Total 200 100.0 100.0

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid Công nghiệp 25 12.5 12.5 12.5 Nông nghiệp 13 6.5 6.5 19.0 Thương mại 101 50.5 50.5 69.5 Dịch vụ 61 30.5 30.5 100.0 Total 200 100.0 100.0

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid < 3 năm 75 37.5 37.5 37.5 Từ 3 – dưới 5 năm 81 40.5 40.5 78.0 Từ 5 – dưới 10 năm 37 18.5 18.5 96.5 > 10 năm 7 3.5 3.5 100.0 Total 200 100.0 100.0 Số lần vay vốn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid < 3 lần 104 52.0 52.0 52.0 Từ 3 – dưới 5 lần 51 25.5 25.5 77.5 > 5 lần 45 22.5 22.5 100.0 Total 200 100.0 100.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)