9. Bố cục của luận văn:
2.4.3 Khảo sát về quy định về tài sản đảm bảo đối với DNNVV
Bảng 2.23 Bảng ý kiến đánh giá về quy định về Tài sản đảm bảo
Tiêu chí Điểm
trung bình
BIDV Nam Sài Gòn không xem “Tài sản đảm bảo” là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
của DNNVV 2.59
BIDV Nam Sài Gòn xem xét kết hợp linh hoạt các loại tài sản của DN
để đảm bảo cho khoản vay. 3.29
TSĐB cho các DNNVV.
Giá trị TSĐB được định tương đối thấp so với giá thị trường 4.34
Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS
Với tiêu chí “BIDV Nam Sài Gòn không xem “Tài sản đảm bảo” là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV” thì mức độ đồng ý chỉ ở mức trung bình (2.59 điểm), nghĩa là đại đa số người tham gia khảo sát đều không đồng ý với nhận định trên. Trong quy trình thẩm định cấp tín dụng cho các DNNVV hiện nay, việc phải có tài sản thế chấp luôn là một trong những điều kiện cần xem xét đầu tiên tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Bởi theo quan điểm kinh doanh thì Ngân hàng vẫn là một doanh nghiệp và họ phải lấy sự an toàn vốn lên làm hàng đầu. Và một trong những “phao cứu sinh” cuối cùng trong quá trình cho vay của họ chính là TSĐB. Xuất phát từ những lý do đó nên kết quả khảo sát đã phản ánh đúng thực tế đang diễn ra không những tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn mà còn nhiều TCTD khác.
Một trong những giải pháp được các DNNVV và Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn cùng nhau giải quyết vấn đề về tài sản đảm bảo là kết hợp nhiều loại TSĐB lại với nhau nhằm đảm bảo đủ cho khoản vay. Về vấn đề này, kết quả khảo sát tiêu chí “Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn xem xét kết hợp linh hoạt các loại tài sản của DN để đảm bảo cho khoản vay và không áp dụng thời gian thử thách theo quy định hiện hành của BIDV” với 3.29 điểm, cho thấy rằng các đối tượng tham gia khảo sát lại cho thấy sự phân hóa rõ rệt trong kết quả khảo sát. Một số đối tượng đồng ý với nhận định trên nhưng một số đối tượng lại không đồng ý với nhận định trên. Điều này được lý giải như sau: đứng trên gốc độ của Ngân hàng thì việc kết hợp TSĐB để bảo đảm cho khoản vay là việc bình thường nhưng đứng trên góc độ của các DNNVV thì các doanh nghiệp chưa đồng ý nhận định trên. Bởi lẻ các doanh nghiệp này đa số có quy mô vốn nhỏ, do tư nhân làm chủ, tài sản lại có hạn nhưng khi thiếu TSĐB, các doanh nghiệp này thường thay thế bằng các loại tài sản khác như hàng tồn kho, tài sản lưu động làm TSTC thì các ngân hàng lại ít mặn mà phương án đó (vì dễ thất thoát, khó bảo quản…).
phẩm cấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo. Nhưng qua kết quả khảo sát tại BIDV Nam Sài Gòn thì đại đa số những người tham gia khảo sát đều đồng ý với nhận định “BIDV Nam Sài Gòn chưa có những sản phẩm cho vay không cần TSĐB cho các DNNVV”, số điểm trung bình là 4.06.
Vấn đề thứ tư khi đánh giá thực trạng phát triển tín dụng DNNVV tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn đó là “Giá trị TSĐB được định giá tương đối thấp so với giá thị trường”. Đây là tiêu chí được các đối tượng khảo sát đồng ý ở mức cao nhất với 4.34 điểm. Đây là thực trạng không chỉ diễn ra tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn mà còn nhiều TCTD khác. Theo đó, các ngân hàng thường định giá tài sản thấp hơn so với giá thị trường, ví dụ như đối với Bất động sản thì các Ngân hàng chỉ định khoảng từ 70 – 80% giá thị trường để làm cơ sở cho vay. Ngoài ra, khi cấp tín dụng thì các đơn vị kinh doanh của các Ngân hàng lại chỉ cho vay khoảng 70% trên giá trị định giá đó. Điều này đã và đang là khó các DNNVV, trong bối cảnh các Tài sản thế chấp rất hạn chế từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV.