TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 28)

9. Bố cục của luận văn:

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV

Tín dụng đối với DNNVV cũng giống như tín dụng đối với mọi đối tượng khách hàng, trong đó nguyên tắc cơ bản vẫn là: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Như vậy, tín dụng đối với DNNVV là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (Ngân hàng/TCTD khác) chuyển một tài sản cho bên nhận tín dụng (các DN hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Trong phạm vi của luận văn, tín dụng đối với DNNVV có thể hiểu là việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản từ Ngân hàng cho khách hàng là các DNNVV trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tài sản trong thỏa thuận này có thể hiểu là tiền tệ, tài sản hữu hình, tài sản vô hình. [11]

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

- Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.

- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV. DNNVV muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu

quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV. Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì DN phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV.

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các DN lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp úng kịp thời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp DN thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. [18]

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.

Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng:

Phát triển tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng cho các DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV ngày càng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của NHTM (như đơn giản thủ tục vay vốn, có chính sách vay vốn riêng cho DNNVV,…), từ đó NHTM tăng được doanh số cho vay, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo các quy định về an toàn vốn vay của các NHTM.

Nói tóm lại, phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là sự gia tăng dư nợ tín dụng DNNVV trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng (tăng về số lượng) kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng DNNVV, đồng thời tăng chất lượng và hiệu quả tín dụng DNNVV (tăng về chất lượng).

Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở các yếu tố như thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ.

1.3.2. Nội dung của phát triển tín dụng đối với DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam (tỷ lệ này là 98.1% trong năm 2017) và có xu hướng tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng xuất phát từ hạn chế của DN như thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành, thiếu tài sản, chưa minh bạch trong hoạt động kinh doanh, chưa am hiểu về sản phẩm ngân hàng, quy trình, thủ tục vay vốn ngân

hàng… Vì thế, để phát triển tín dụng đối với DNNVV các NHTN phải đảm bảo được hai nội dung sau:

- Phát triển tín dụng theo chiều rộng: đó là sự gia tăng số lượng các DNNVV trực tiếp vay vốn, tăng quy mô dư nợ đối với DNNVV, tăng doanh số cho vay đối với DNNVV. Phát triển tín dụng theo chiều rộng còn thể hiện ở sự tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.

- Phát triển tín dụng theo chiều sâu: đó là NHTM phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay đối với DNNVV, để đảm bảo được mặt này thì ngân hàng cần phải giảm được nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời tăng thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với các DNVV đòi hỏi các NHTM phải xây dựng một chính sách, một chiến lược kinh doanh riêng đối với các DNNVV thể hiện qua 3 khía cạnh sau:

+ Đối với NHTM: xây dựng quy trình tín dụng riêng đối với DNNVV đảm bảo sự đơn giản hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí lại vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng và đem lại sự thuận tiện cho khách hàng.

+ Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng về lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý và thủ tục tín dụng đơn giản, nhanh gọn, tài sản đảm bảo được đánh giá đúng giá trị trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng của Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng khi tín dụng được cấp để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với DNNVV:

1.3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với DNNVV theo chiều rộng (quy mô): (quy mô):

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV:

Tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu nói trên, được tính bằng công thức sau: Yi –Y(i-1)

Ki (%) = --- x100 Y(i-1)

Trong đó:

Ki: Tốc độ tăng trưởng dư nợ, số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV;

Yi: Mức độ của dư nợ, số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV kỳ nghiên cứu;

Y(i-1): Mức độ của dư nợ, số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV kỳ so sánh

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ biến động (tăng, giảm) của dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ đối với DNNVV, chỉ tiêu này có trị số càng lớn thể hiện sự biến động càng mạnh.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với DNNVV theo chiều sâu (chất lượng và hiệu quả tín dụng)

Chất lượng tín dụng được đánh giá cao khi và chỉ khi hoạt động tín dụng phải được hoàn trả vốn và lãi đúng hạn, vòng quay vốn tín dụng không ngừng được gia tăng và rủi ro tín dụng sẽ được kiểm soát ở mức độ thấp nhất. Chất lượng tín dụng được thể hiện qua 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

- Chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng dịch vụ: Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng DNNVV:

Chất lượng dịch vụ được thể hiện một cách định tính thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

Ngoài ra, những Ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, đồng thời Ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hoá và không ngừng ứng dụng các dịch vụ Ngân hàng mới. Ngân hàng có tổng

nguồn vốn huy động lớn, ổn định, có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ Ngân hàng có uy tín và càng thu hút thêm khách hàng mới tham gia giao dịch.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ được thể hiện một cách định lượng thông qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.

- Chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng: + Cơ cấu nhóm nợ:

Dư nợ nhóm 1,2,3,4,5 Tỷ lệ từng nhóm nợ (%) = --- x 100 Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, NHTM khi cho vay phải thu hồi vốn và lãi đúng hạn. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả từ cao đến thấp.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu:

Dư nợ quá hạn, nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu (%) = --- x 100 Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của Ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng yếu kém, và ngược lại.

+ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:

Số khách hàng có nợ quá hạn

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn (%) = --- x 100 Tổng số khách hàng có dư nợ

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng yếu kém, và ngược lại.

+ Hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = --- Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn.

- Chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả tín dụng: + Vòng quay tín dụng

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = --- Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = (dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Tỷ suất sinh lời của tín dụng (thu nhập từ TD/Dư nợ)

Thu nhập từ tín dụng Tỷ suất sinh lời của tín dụng = --- Tổng dư nợ bình quân Trong đó, tổng dư nợ bình quân = (dư nợ cuối kỳ + đầu kỳ)/2.

Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập tạo ra của 1 đồng dư nợ tín dụng. Tỷ suất này càng lớn thì chứng tỏ ngân hàng càng sử dụng có hiệu quả tín dụng.

1.3.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV DNNVV

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng về quy mô và chất lượng tín dụng là hai chỉ tiêu luôn đi liền nhau. Bởi lẽ, nếu mở rộng quy mô mà không tính đến chất lượng thì sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn. Nếu chỉ tăng chất lượng mà không quan tâm đến quy mô tín dụng thì không đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Do mối quan hệ mật thiết giữa hai chỉ tiêu này mà hầu hết những nhân tố tác động lên chỉ tiêu này thì cũng có tác động lên chỉ tiêu khác và ngược lại.

Do đó để đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng thì chúng ta phải hiểu biết về những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng ngân hàng bao gồm những nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Cụ thể như sau:

* Nhân tố khách quan:

Nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế - chính sách.

- Nhân tố môi trường kinh tế:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ như tình hình lạm phát, suy thoái hay tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)