9. Bố cục của luận văn:
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn từ năm 2013-2017:
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16
Tổng huy động vốn 2.884 3.230 4.487 5.546 6.735 12 39 24 21 - Ngắn hạn 1.485 1.716 2.694 2.896 3.697 16 57 7 28 - Dài hạn 1.399 1.514 1.793 2.650 3.038 8 18 48 15
Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]
Nguồn vốn của các ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được, dùng để đưa vào thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh luôn trôi chảy, thuận lợi. Do đó, việc tăng cường công tác huy động sẽ là tiền đề cho việc hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.
Giai đoạn hoạt động từ năm 2013 – 2017, Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn luôn tăng mạnh và ở mức huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là huy động vốn cuối kỳ năm 2015 tăng 39% so với năm 2014 và bắt đầu tăng trưởng đều trên 20% từ năm 2016.
Với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, cùng nhiều biện pháp khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, từ 2.884 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 6.735 tỷ đồng năm 2017, tăng 2,3 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu huy động vốn dài hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng 45% và tỷ trọng huy động vốn dài hạn dao động từ 40% đến 49% trong tổng số dư huy động cuối kỳ giai đoạn từ năm 2013 - 2017 cho thấy huy động vốn của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi ngắn hạn