Nội dung của phát triển tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 30 - 31)

9. Bố cục của luận văn:

1.3.2. Nội dung của phát triển tín dụng đối với DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam (tỷ lệ này là 98.1% trong năm 2017) và có xu hướng tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng xuất phát từ hạn chế của DN như thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành, thiếu tài sản, chưa minh bạch trong hoạt động kinh doanh, chưa am hiểu về sản phẩm ngân hàng, quy trình, thủ tục vay vốn ngân

hàng… Vì thế, để phát triển tín dụng đối với DNNVV các NHTN phải đảm bảo được hai nội dung sau:

- Phát triển tín dụng theo chiều rộng: đó là sự gia tăng số lượng các DNNVV trực tiếp vay vốn, tăng quy mô dư nợ đối với DNNVV, tăng doanh số cho vay đối với DNNVV. Phát triển tín dụng theo chiều rộng còn thể hiện ở sự tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.

- Phát triển tín dụng theo chiều sâu: đó là NHTM phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay đối với DNNVV, để đảm bảo được mặt này thì ngân hàng cần phải giảm được nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời tăng thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với các DNVV đòi hỏi các NHTM phải xây dựng một chính sách, một chiến lược kinh doanh riêng đối với các DNNVV thể hiện qua 3 khía cạnh sau:

+ Đối với NHTM: xây dựng quy trình tín dụng riêng đối với DNNVV đảm bảo sự đơn giản hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí lại vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng và đem lại sự thuận tiện cho khách hàng.

+ Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng về lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý và thủ tục tín dụng đơn giản, nhanh gọn, tài sản đảm bảo được đánh giá đúng giá trị trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng của Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng khi tín dụng được cấp để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)