9. Bố cục của luận văn:
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DNNVV TẠI VIỆT NAM:
2.1.1. Khái quá tình hình hoạt động của DNNVV
2.1.1.1. Số lượng DNNVV trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017:
Theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa, các DN Việt Nam được chia thành 4 nhóm theo các tiêu chí về quy mô lao động, quy mô vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: DN siêu nhỏ, DN Nhỏ, DN vừa và DN lớn. Trong đó, tiêu chí quy mô vốn là tiêu chí ưu tiên để phân loại DN.
Tổng số lượng DN trên phạm vi cả nước có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, được miêu tả cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng DNNVV tại Việt Nam từ năm 2013 - 2017 Năm Tổng số DN DNNVV DN nhỏ và vừa (TC Vốn) DN Lớn Tỷ trọng DN siêu nhỏ và nhỏ Tỷ trọng DN vừa Tỷ trọng 2013 373.213 360.881 284.615 76,3% 63.910 17,1% 20.319 5,4% 2014 402.326 393.928 308.499 76,7% 71.997 17,9% 21.755 5,4% 2015 442.485 433.674 306.735 69,3% 108.180 24,4% 27.571 6,2% 2016 505.000 489.850 346.140 68,5% 133.710 26,5% 10.000 2,0% 2017 561.064 550.403 387.134 69,0% 163.269 29,1% 10.661 1,9%
(Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam các năm 2013 - 2017 và số liệu do tác giả ước tính từ thông tin báo chí) [13]
Theo số liệu do Tổng cục thống kê công bố, phần lớn các DN hoạt động có quy mô nhỏ và vừa. Trong đó nhóm DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao, mức cao nhất là năm 2017, tỷ lệ DNNVV chiếm tới 98,1% tổng số DN đang hoạt động. Trong khu vực DNNVV chủ yếu là DN siêu nhỏ và DN nhỏ, DN vừa chiếm tỷ
trọng không cao. Đây cũng được coi là một nút thắt trong quá trình phát triển, mở rộng sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng số DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2017 là 550.403 DN, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2013 (348.525 DN), tương đương tăng 201.878 DN. Bình quân trong giai đoạn 2013 - 2017 mỗi năm tăng trên 50,000 DN, tương đương mỗi năm tăng 12%.
Về cơ cấu ngành: các DNNVV ở Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: thương mại và dịch vụ; công nghiệp và xây dựng; nông lâm thuỷ sản. Ngành thương mại, dịch vụ chiếm một số lượng lớn các DNNVV trong tổng số DN của cả nước (70%) trong khi chỉ có 21% DNNVV hoạt động trong các ngành công nghiệp và xây dựng đồng thời có hơn 9% DNNVV hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2.1.1.2. Tình hình hoạt động của DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017:
Nếu xét theo quy mô DN, tỷ lệ các DN thua lỗ thường tỷ lệ nghịch với quy mô DN cho thấy tính dễ bị tổn thương của khu vực DN siêu nhỏ. Chính tỷ lệ thua lỗ tăng mạnh của các DN siêu nhỏ và cũng bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn DN tăng cao, trong khi nhóm các DN có quy mô nhỏ trở lên không có sự tăng đột biến này. Ngoài sự khác biệt của DN siêu nhỏ, 3 nhóm DN còn lại là DN nhỏ, vừa và lớn thường có tỷ lệ thua lỗ gần bằng nhau và diễn biến cùng chiều hướng tăng lên nhẹ trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động thua lỗ của DNNVV tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Năm DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn
2013 51% 32% 26% 23%
2014 52% 31% 25% 22%
2015 54% 39% 30% 22%
2016 53% 30% 27% 22%
2017 50% 32% 26% 24%
(Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam các năm 2013 - 2017 và số liệu do tác giả ước tính từ thông tin báo chí)[13]
nhất. ROE của các DN có quy mô vừa cao thứ hai và có xu hướng tăng mạnh hơn so với ROE của các DN lớn. ROE của các DN siêu nhỏ thường thấp nhất và biên độ thay đổi cũng lớn nhất, nhất là năm 2016, tăng lên mức 5,7% năm 2017.
Bảng 2.3: Tình hình ROE của DNNVV tại VN giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: %
Năm DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn
2013 5,8 6,8 11 16,7
2014 6,1 6,9 12 16,6
2015 5,2 7,2 12,2 17
2016 4,8 6,3 12,1 17,2
2017 5,7 7,3 12,5 17,1
(Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam các năm 2013 - 2017 và số liệu do tác giả ước tính từ thông tin báo chí)[13]
2.1.2. Nhận định tình hình kinh doanh của các DNNVV:
Do hạn chế về quy mô vốn, hạn chế về lao động và kỹ năng quản lý của các DNNVV cũng còn hạn chế. Hơn nữa, do đặc điểm của các DNNVV là lấp đầy những khoảng trống nhỏ hẹp của thị trường nên doanh thu của các DNNVV cũng khá nhỏ, khoảng 70% số DN có doanh thu dưới 10 tỷ đồng vào năm 2017.
Vốn đầu tư thấp, quy mô nhỏ tuy là những hạn chế của các DN. Song, chính những đặc điểm này lại đem lại những lợi thế nhất định cho các DNNVV ban đầu ít (thường dưới 10 tỷ), tài sản chính chủ yếu là hàng hóa và vốn lưu động (trên 50%), 2/3 số DN nhỏ và vừa có ít hơn 50 lao động, bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất của các DNNVV chi phí quản lý thấp, nên hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của các DN thường khá cao.
Bên cạnh những hạn chế trên thì việc cho vay các DNNVV cũng rất khả quan căn cứ vào các số liệu như khả năng thanh toán của các DNNVV cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với DN lớn, chỉ số nợ thấp trung bình từ 1,7 đến 3,5 lần. Bên cạnh đó, chỉ số khả năng trả lãi, hiệu suất sinh lời trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần.
2.2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN
2.2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển
Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn được thành lập từ năm 2010. Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc thành lập các Phòng giao dịch, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, huy động vốn nên Chi nhánh đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và có được những khách hàng thường xuyên đến giao dịch. Hiện nay chi nhánh có 123 cán bộ công nhân viên đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học, có kinh nghiệm trong công tác, trong đó có 36 cán bộ trình độ thạc sĩ, 81 cán bộ trình độ đại học, 6 cán bộ là cao đẳng, 11 cán bộ là trình độ trung cấp và 8 cán bộ phổ thông. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn có 10 Phòng nghiệp vụ dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, gồm: Ban giám đốc, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng giao dịch Khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng, Phòng quản lý tiền tệ và kho quỹ, Phòng kế toán tài chính, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng điện toán.
Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn hiện có 04 phòng giao dịch: Quận 7, Dân Sinh, Khánh Hội, Nguyễn Văn Linh; 30 điểm đặt máy ATM. Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn là đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời chịu sự kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, tính tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng của NHNN Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của BIDV Chi nhánh Nam Sài Gòn
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chánh Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn
2.2.3. Khái quát kết quả hoạt động cơ bản tại BIDV Chi nhánh Nam Sài Gòn:
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16
Tổng huy động vốn 2.884 3.230 4.487 5.546 6.735 12 39 24 21 - Ngắn hạn 1.485 1.716 2.694 2.896 3.697 16 57 7 28 - Dài hạn 1.399 1.514 1.793 2.650 3.038 8 18 48 15
Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]
Nguồn vốn của các ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được, dùng để đưa vào thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh luôn trôi chảy, thuận lợi. Do đó, việc tăng cường công tác huy động sẽ là tiền đề cho việc hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.
Giai đoạn hoạt động từ năm 2013 – 2017, Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn luôn tăng mạnh và ở mức huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là huy động vốn cuối kỳ năm 2015 tăng 39% so với năm 2014 và bắt đầu tăng trưởng đều trên 20% từ năm 2016.
Với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, cùng nhiều biện pháp khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, từ 2.884 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 6.735 tỷ đồng năm 2017, tăng 2,3 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu huy động vốn dài hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng 45% và tỷ trọng huy động vốn dài hạn dao động từ 40% đến 49% trong tổng số dư huy động cuối kỳ giai đoạn từ năm 2013 - 2017 cho thấy huy động vốn của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi ngắn hạn
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng từ năm 2013 - 2017:
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16
Tổng dư nợ 5.814 7.951 9.867 10.508 11.429 37 24 6 9 - Ngắn hạn 2.779 3.333 3.931 4.741 5.147 20 18 21 9 - Trung, dài hạn 3.035 4.618 5.936 5.767 6.282 52 29 -3 9
Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]
Nhờ nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng liên tục và tỷ trọng cao từ khách hàng đã mang 1ại sức cạnh tranh rất lớn cho Chi nhánh trong việc sử dụng vốn cho vay nhờ ưu thế về nguồn vốn ổn định và lãi suất hấp dẫn. Do vậy, dư nợ cho vay của Chi nhánh trong thời qua cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn tăng qua các năm, từ 5.814 tỷ đồng năm 2013 đến cuối năm 2017 đã đạt 11.429 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 21%/năm. Đặc biệt dư nợ tăng trưởng trong 2 năm 2014 (tăng 37%) , 2015 (tăng 24%), đến năm 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng đạt lần lượt đạt 6% và 9% phù hợp với chiến lược hoạt động của Ban giám đốc Chi nhánh và phù hợp với tình hình huy động vốn thực tế.
Về tốc độ tăng trưởng, dư nợ cho vay trung dài hạn có bước tăng trưởng cao trong giai đoạn 2013 – 2015. Đặc biệt năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là 52%, năm 2015 tăng trưởng 29% và bắt đầu giảm tốc độ tăng trưởng vào năm 2016 với -3%, năm 2019 tăng 9%. Dư nợ vay trung dài hạn chủ yếu tăng từ cho vay doanh nghiệp lớn thực hiện dự án bất động sản, nông nghiệp, thương mại. Dư nợ vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ngắn hạn bình quân trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017 là 17%, trong đó giai đoạn 2013 – 2016 tăng trưởng trung bình 20%, năm 2017, tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 9%.
Về cơ cấu dư nợ, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần từ 48% năm 2013 xuống còn 45% năm 2017. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng dần từ 52% năm 2013 lên 55% năm 2017. Số liệu cuối năm 2017, trong dư nợ vay dài hạn đa số là dư nợ vay dài hạn từ doanh nghiệp lớn (4.488 tỷ đồng), DNNVVL (547 tỷ đồng), khách hàng tư nhân cá thể (1.247 tỷ đồng). Cho thấy dư nợ vay trung dài dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ mà chủ yếu từ dư nợ vay dài hạn của khách hàng DN lớn. Trong khi đó cơ cấu huy động vốn dài hạn qua các năm lại chiếm tỷ trọng thấp (45%) hơn so với huy động vốn ngắn hạn.
2.2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 - 2017:
Bảng 2.6: Tổng hợp thu nhập giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Năm 2016 2017
GT % GT % GT % GT % GT %
Tổng thu nhập 62 94 121 138 203
- Thu nhập từ lãi 45 72% 72 77% 83 68% 95 69% 117 58%
- Thu nhập ngoài lãi 17 28% 22 23% 33 27% 38 28% 51 25%
- Thu nhập khác 0 0% 0 0% 5.18 4% 5.21 4% 34.54 17%
Trích lập dự phòng 31 49% 9 10% 25 20% 6 4% 34 17%
Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng thu nhập giai đoạn từ năm 2013 - 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014/2013 +/- % 2015/2014 +/- % 2016/2015 +/- % 2017/2016 +/- %
Tổng thu nhập 32 51% 27 29% 18 15% 64 47%
- Thu nhập từ lãi 27 61% 11 15% 12 15% 23 24% - Thu nhập ngoài lãi 4 25% 11 52% 5 17% 13 33%
- Thu nhập khác - 5 0 1% 29 563%
Trích lập dự phòng -21 -70% 15 165% -19 -77% 28 504%
Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]
Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, đồng thời dư nợ vay cũng có bước tăng trưởng vượt bật đã làm tiền đề cho sự tăng trưởng thu nhập của Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017. Tổng thu nhập năm 2013 đạt 62 tỷ
đồng, đến năm 2017 đạt 203 tỷ động, tăng 3,27 lần. Trong đó tổng thu nhập tăng mạnh nhất vào năm 2014 (tăng 51%), bình quân tổng thu nhập giai đoạn từ năm 2013 - 2017 tăng 35%/năm.
Trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ lãi đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017. Thu nhập từ lãi năm 2013 đạt 45 tỷ đồng, chiếm 72% tổng thu nhập. Đến năm 2017, thu nhập từ lãi tăng lên 117 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 58% tổng thu nhập. Nguyên nhân là do các khoản thu nhập khác như thu nợ hạch toán ngoại bảng, thu nợ bán VAMC tăng cao đột biến.
Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, thu nhập ngoài lãi có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng đóng góp thu nhập vào tổng tổng thu nhập của Chi nhánh. Thu nhập ngoài lãi có sự tăng mạnh từ 17 tỷ đồng năm 2013 lên 51 tỷ đồng năm 2017, tăng 3 lần. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ổn định từ 23% - 28%. Cho thấy Chi nhánh đang đẩy mạnh thu phí hoạt động dịch vụ, bảo lãnh, tài