Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 61 - 66)

9. Bố cục của luận văn:

2.3.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV

* Nợ quá hạn và nợ xấu:

Chỉ tiêu nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5, quá hạn từ 10 đến 360 ngày) được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể làm ngân hàng phá sản.

Theo báo cáo tổng kết các năm 2013 – 2017, Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn đang kiểm soát tốt chất lượng tín dụng thông qua các số liệu thực tế sau:

Bảng 2.14 Cơ cấu dư nợ khách hàng DNNVV phân theo nhóm nợ giai đoạn từ năm 2013 - 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 GT TLN GT TLN GT TLN GT TLN GT TLN Dư nợ DNNVV 781 892 1.250 1.311 1.420 - Nợ nhóm I 770 98,60% 879 98,60% 1.237 98,95% 1.288 98,24% 1.408 99,14%

- Nợ nhóm II 11 1,35% 12 1,33% 12 1,00% 22 1,70% 11 0,80% - Nợ nhóm III-V 0 0,05% 1 0,07% 1 0,05% 1 0,06% 1 0,06% Dư nợ DN Lớn 4.720 6.563 7.802 7.485 8.050 - Nợ nhóm I 4.532 96,01% 6.457 98,38% 7.695 98,63% 7.334 97,99% 7.880 97,89% - Nợ nhóm II 175 3,70% 82 1,24% 84 1,07% 132 1,76% 101 1,25% - Nợ nhóm III-V 14 0,29% 25 0,38% 23 0,30% 19 0,25% 69 0,86%

Dư nợ tư nhân cá thể 313 496 815 1.712 1.959

- Nợ nhóm I 309 98,62% 492 99,13% 810 99,40% 1.706 99,66% 1.954 99,76%

- Nợ nhóm II 2 0,69% 1 0,24% 1 0,16% 2 0,09% 2 0,09%

- Nợ nhóm III-V 2 0,69% 3 0,64% 4 0,43% 4 0,25% 3 0,16%

Tổng dư nợ 5.814 7.951 9.867 10.508 11.429

Tỷ lệ nợ xấu chung 0,28% 0,36% 0,28% 0,23% 0,64%

Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]

Bảng 2.15: Số lượng khách hàng DNNVV phân theo nhóm nợ giai đoạn từ năm 2013 - 2017

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Số lượng khách hàng DNNVV vay 56 76 92 98 95

- Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm I 52 70 87 90 90 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm II 2 3 2 5 2 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm III - V 2 3 3 3 3

Số lượng khách hàng DN lớn vay 23 28 33 39 45

- Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm I 18 21 28 34 41 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm II 4 5 3 4 2 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm III - V 1 2 2 1 2

Số lượng khách hàng tư nhân cá thể 698 724 785 816 875

- Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm I 674 700 758 785 851 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm II 6 3 4 5 4 - Số lượng khách hàng phân loại nợ nhóm III - V 18 21 23 26 20

Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu

- Khách hàng DNNVV 4% 4% 3% 3% 3%

- Khách hàng DN Lớn 4% 7% 6% 3% 4%

- Khách hàng tư nhân cá thể 3% 3% 3% 3% 2%

Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]

Theo số liệu thống kê về dư nợ xấu (nợ nhóm III – V) và số lượng khách hàng có dư nợ xấu tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn giai đoạn từ năm 2013 - 2017 có thể thấy Chi nhánh đã kiểm soát tốt chất lượng nợ vay của đối tượng khách hàng DNNVV. Tỷ lệ nợ xấu của đối tượng khách hàng này luôn ở mức thấp là 0,06% với dư nợ xấu được khống chế ở mức dưới 1 tỷ đồng trong suốt giai đoạn từ năm 2013 -

2017. Số lượng khách hàng DNNVV có dư nợ xấu từ 2 đến 3 khách hàng với tỷ lệ khách hàng DNNVV có dư nợ xấu trên trổng số khách hàng DNNVV vay vốn tại Chi nhánh ở mức 3% - 4%.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng DNNVV ở mức thấp hơn so với nhóm khách hàng DN lớn (tỷ lệ nợ xấu dao động từ 0,25% - 0,86%, năm 2017 là 0,86%), nhóm khách hàng tư nhân cá thể (tỷ lệ nợ xấu dao động từ 0,16% - 0,69%, năm 2017 là 0,16%).

Năm 2017, dư nợ xấu của nhóm khách hàng DNNVV dưới 1 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu bằng 0,06% dư nợ vay của khách hàng DNNVV. Số lượng khách hàng có nợ xấu là 3 khách hàng, chiếm 3% số khách hàng DNNVV vay tại Chi nhánh.

Tuy tỷ lệ nợ xấu duy trì mở mức thấp nhưng tỷ lệ nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng DNNVV có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013 – 2016 từ 1,35% lên 1,70%. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng DNNVV giảm xuống còn 0,8%. Dư nợ nhóm 2 cao nhất vào năm 2016 là 22 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 đã giảm xuống còn 11 tỷ đồng.

* Trích lập dự phòng nợ vay DNNVV giai đoạn từ năm 2013-2017:

Bảng 2.16: Tình hình trích lập dự phòng của Chi nhánh giai đoạn từ năm 2013 - 2017: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Năm 2015 2016 2017 Tổng dư nợ 5.814 7.951 9.867 10.508 11.429 -Dư nợ DNNVV 781 892 1.250 1.311 1.420 Tổng dư nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) 16 29 28 24 73 -Dư nợ xấu DNNVV 0,425 0,612 0,689 0,765 0,912 Quỹ dự phòng rủi ro 59 77 102 108 142 - Quỹ dự phòng DNNVV 6 8 10 11 12 Tỷ lệ trích lập dự phòng 1,01% 0,97% 1,03% 1,03% 1,24% -Tỷ lệ trích lập dự phòng DNNVV 0,77% 0,90% 0,80% 0,84% 0,85%

Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]

Dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn được chia làm 2 loại: dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Chi nhánh luôn quan tâm đến việc phải

đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, vì vậy Chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước. Giá trị quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh năm 2017 là 142 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so với năm 2016, chủ yếu là trích lập dự phòng chung tăng do dư nợ vay cuối kỳ tăng cao. Giá trị trích lập dự phòng của Chi nhánh giai đoạn từ năm 2013 - 2017 chiếm tỷ trọng thấp so với quy mô dư nợ của Chi nhánh. Tỷ lệ trích lập dự phòng của Chi nhánh dao động từ 0,97% - 1,24%, tỷ lệ trích lập dự phòng của Chi nhánh năm 2017 là 1,24%.

Giá trị trích lập dự phòng của khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ vay của khách hàng DNNVV. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên dư nợ vay của khách hàng DNNVV chiếm tỷ lệ 0,77% năm 2013, 0,85% năm 2017. Giá trị trích lập dự phòng năm 2013 đạt 6 tỷ đồng, đến năm 2017 con số này tăng lên mức 12 tỷ đồng. Giá trị và tỷ lệ trích lập dự phòng nợ vay khách hàng DNNVV có xu hướng tăng liên tục trong năm 2013 đến năm 2017 chủ yếu là tăng trích lập dự phòng chung do dư nợ tăng, trích lập dự phòng cụ thể của nhóm khách hàng nợ xấu tăng không đáng kể do đa số dư nợ xấu đều có tài sản đảm bảo để xử lý.

* Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ giai đoạn từ năm 2013 - 2017: Bảng 2.17 : Doanh số giải ngân, thu nợ khách hàng DNNVV giai đoạn từ năm

2013 - 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 Năm 2015 2016 2017 Doanh số cho vay (1) 10.046 14.385 16.417 16.376 15.457

- Khách hàng DNNVV 1.532 1.602 2.527 2.438 2.697 - Khách hàng DN Lớn 7.686 11.658 12.595 11.593 11.070 - Khách hàng tư nhân cá thể 827 1.125 1.295 2.345 1.689 Doanh số thu nợ (2) 8.418 12.248 14.501 15.735 14.536 - Khách hàng DNNVV 1.483 1.491 2.169 2.377 2.589 - Khách hàng DN Lớn 6.308 9.814 11.357 11.910 10.505 - Khách hàng tư nhân cá thể 627 942 976 1.448 1.442 Dư nợ bình quân (3) 4.632 6.572 8.397 8.612 9.008 - Khách hàng DNNVV 558 605 862 925 891 - Khách hàng DN Lớn 3.805 5.565 6.770 6.290 6.669 - Khách hàng tư nhân cá thể 269 401 765 1.398 1.448

Vòng quay vốn tín dụng (2)/(3) - Khách hàng DNNVV 2,66 2,46 2,51 2,57 2,90 - Khách hàng DN Lớn 1,66 1,76 1,68 1,89 1,58 - Khách hàng tư nhân cá thể 2,33 2,35 1,27 1,04 1,00 Hệ số thu nợ (2)/(1) - Khách hàng DNNVV 97% 93% 86% 97% 96% - Khách hàng DN Lớn 82% 84% 90% 103% 95% - Khách hàng tư nhân cá thể 76% 84% 75% 62% 85%

Nguồn: Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn. Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2017 [1]

Để đánh giá được tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như mức độ thu hồi nợ của Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn ta cần xem xét đến vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ. Hai chỉ tiêu này được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.

Theo số liệu thống kê doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng bình quân giai đoạn từ năm 2013 - 2017, vòng quay vốn tín dụng của khách hàng DNNVV không có sự thay đổi đáng kể. Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng của nhóm khách hàng này là 2,66 vòng và tăng lên mức 2,9 vòng năm 2017. Vòng quay vốn tín dụng của khách hàng DNNVV giai đoạn từ năm 2013 - 2017 dao động trong khoảng 2,46 vòng đến 2,9 vòng và có tốc độ vòng quay cao hơn so với nhóm khách hàng DN lớn (dao động trong khoảng 1,58 vòng đến 1,89 vòng) và nhóm khách hàng tư nhân cá thể (dao động trong khoảng 1 vòng tới 2,35 vòng). Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh đã phản ánh đúng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của nhóm đối tượng khách hàng DNNVV. Trong khi nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng DNNVV chủ yếu là huy động ngắn hạn. Từ cơ sở đó cho thấy vòng quay vốn tín dụng của khách hàng DNNVV không những nhanh, hiệu quả mà còn an toàn và phù hợp với tình hình huy động vốn của đối tượng khách hàng này tại Chi nhánh. Chi nhánh có khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để thực hiện tái đầu tư, cho vay với nhiều khách hàng, đa dạng hóa cơ cấu tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của DNNVV, tăng thu nhập cho ngân hàng và DN.

So với doanh số cho vay, doanh số thu nợ của nhóm khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể hệ số thu nợ năm 2013 là 97%, năm 2014 là 93%, năm 2015 giảm xuống còn 86%, năm 2016 thu nợ 97% và năm 2017 là 96%. Điều

này chứng tỏ Chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn trong vấn đề kinh doanh tiền tệ đã có hiệu quả tốt, đối tượng vay vốn khách hàng DNNVV sử dụng vốn vay đúng mục đích, hệ số thu nợ cao, hiệu quả. Theo bảng số liệu thông kê doanh số cho vay và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)