Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 87 - 116)

 Thứ nhất là hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, an toàn hoạt động của các ngân hàng, NHNN cần ban hành, triển khai và áp dụng các quy định về quản trị rủi ro của ngân hàng theo nguyên tắc Basel; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và các ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN định hướng chiến lược hoạt động tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng là yếu tố then chốt nhằm phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng. Tăng cường tính công khai, minh bạch của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng vào một số nhóm khách hàng/ngành nghề hoặc tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 Kiến nghị thứ hai là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các ngân hàng. Đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, giám sát các ngân hàng và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng, định hướng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

của nền kinh tế nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

 Thứ ba là đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của VAMC. NHNN cần đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, hiệu quả; tăng cường năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực của VAMC để VAMC triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt; triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu đã mua từ ngân hàng.

 Thứ tư là hoàn thiện khung khổ pháp lý trong xử lý nợ xấu. NHNN cần tích cực phối hợp các cơ quan chức năng hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, trình tự, thủ tục khởi kiện, thi hành án và các quy định khác có liên quan (quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng, đất đai…).

 Thứ năm là nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. NHNN cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng dựa trên cơ sở hợp tác. NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để tăng tính đầy đủ và chính xác của kho dữ liệu. Kho dữ liệu không chỉ có thông tin về khách hàng mà còn đánh giá, dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào khung lý thuyết tại Chương 1 và kết quả phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng Sacombank giai đoạn 2011 – 2015 ở Chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho Sacombank. Cụ thể như sau:

 Xây dựng khung chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng toàn diện;

 Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng;

 Hoàn thiện quy trình lõi cấp tín dụng;

 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng;

 Chủ động ứng phó rủi ro tín dụng;

 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý;

 Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng;

 Các giải pháp hỗ trợ khác.

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN về các vấn đề có liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

ro hoạt động tín dụng là rủi ro lớn nhất và được quan tâm nhất bởi nó có thể làm một ngân hàng phá sản từ đó ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam, Sacombank đã có những hành động cụ thể trong công tác quản trị rủi ro tín dụng thời gian qua. Minh chứng cho nổ lực của Sacombank là tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp so với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, khi phân tích hoạt động cấp tín dụng của Sacombank thấy rằng hoạt động tín dụng của Sacombank còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, Sacombank cần có những điều chỉnh, thay đổi cần thiết nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng từ đó Sacombank mới có thể phát triển an toàn và bền vững.

Tại Luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank giai đoạn 2011 – 2015 với hy vọng tìm ra những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank. Và với sự hướng dẫn của TS.Hồ Diệu,

tác giả đã hoàn thành đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)”.Trong đó, tác giả đã nêu được những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank. Và đó cũng chính là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho Sacombank thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. Hồ Diệu 2001, Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 2. Hồ Diệu 2002, Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

3. Nguyễn Minh Kiều 2009, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

4. Nguyễn Văn Tiến 2015, Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động

5. Phan Thị Cúc 2009, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải

6. Trần Huy Hoàng 2011, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

Tạp chí

1. Đinh Thu Hương – Phan Đăng Lưu 2014, “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng Số 5 (tháng 3/2014), trang 24 – 26

2. Lý Nhân 2010, “Tôn trọng nguyên tắc cho vay – biện pháp quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng Số 99 (tháng 8/2010), trang 55 – 59 3. Nguyễn Thị Loan 2012, “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại

các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng Số 1 + 2 (tháng 01/2012), trang 88 – 91

4. Nhóm nghiên cứu Đề tài cấp ngành Ngân hàng 2014, “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam, kết quả ban đầu và khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng

Số 4 – (tháng 2/2014), trang 8 - 15

5. Phạm Thị Nguyệt – Hà Mạnh Hùng 2011, “Nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng Số 9 (tháng 5/2011), trang 29 – 33

6. Phạm Thị Nguyệt Thanh 2011, “Đánh giá việc tuân thủ 17 nguyên tắc Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nêm yết”, Công nghệ Ngân hàng Số 7 (tháng 10/2011), trang 29 – 34

Tài liệu từ Internet

1. Nguyễn Thanh Huyền 2016, Vài đánh giá thẩm định tài sản thế chấp xử lý nợ tại ngân hàng thương mại, truy cập tại

<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/vai- danh-gia-tham-dinh-tai-san-the-chap-xu-ly-no-tai-ngan-hang-thuong- mai-79725.html ngày 12/04/2016> [ngày truy cập 07/05/2016] 2. Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng 2014 , Kinh nghiệm của ngân hàng

các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam, truy cập tại

<http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=617> [ ngày truy cập 25/05/2016]

Luận văn, Luận án

1. Dương Ngọc Hào 2015, Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

2. Nguyễn Hùng Tiến 2016, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nước

3. Ngân hàng Nhà nước 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có.

4. Ngân hàng Nhà nước 2014, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Sacombank

1. Sacombank 2010 – 2015, Báo cáo thường niên

2. Sacombank 2010 – 2015, Báo cáo tài chính (Báo cáo tài chính năm 2015 chưa qua kiểm toán và bao gồm cả số liệu của đơn vị sáp nhập)

3. Sacombank 2011, Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Sacombank giai 2001 – 2010; Chiến lược phát triển 2011 – 2020 và phương hướng – mục tiêu – nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015

4. Sacombank 2011, Quyết định 0671/2011/QĐ-HĐQT ban hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

5. Sacombank 2011, Quyết định 3107/2011/QĐ-QLRR ban hành Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ

6. Sacombank 2012, Quyết định số 0567/2012/QĐ-HĐQT ban hành Chính sách tín dụng của Sacombank

7. Sacombank 2013, Quyết định số 0097/2013/QĐ-HĐQT ban hành Quy chế quản lý nợ

8. Saombank 2013, Quyết định 1740/2016/QĐ-QLTD ban hành Quy định định giá, quản lý tài sản đảm bảo

9. Sacombank 2014, Quyết định số 1223/2014/QĐ-QLTD ban hành Quy trình lõi cấp tín dụng

10. Sacombank 2014, Quyết định số 0067/QĐ-HĐQT ban hành Chính sách phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

11. Sacombank 2014, Quyết định 3135/QĐ-QLRR ban hành quy định các tiêu chí cảnh báo sớm nợ có vấn đề

12. Sacombank 2016, Quyết định 0006/2016/QĐ-HĐQT ban hành Quy chế phán quyết cấp tín dụng

13. Saombank 2016, Quyết định 1516/2016/QĐ-QLTD Phân định hạn mức phán quyết cấp tín dụng

14. Saombank 2016, Quyết định 2244/2016/QĐ-QLTD ban hành Quy định định giá, quản lý tài sản đảm bảo

Principles for the Management of Credit Risk

Principle English Tiếng Việt

A Establishing an approciate

credit risk enviroment

Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp

1

The Board of directors should have responsibility for approving and periodically (at least annually) reviewing the credit risk strategy and significant credit risk policies of the bank. The strategy should reflect the bank’s tolerance for risk and level of profitability the bank expects to achieve for incurring various credit risks.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm và định kỳ (tối thiểu hàng năm) rà soát chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng trọng yếu của NH. Chiến lược này phải phản ánh sức chịu đựng rủi ro của NH và mức sinh lời mà NH dự tính đạt được trong mối tương quan với các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.

2

Senior mangement should have responsibility for implementing the credit risk strategy approved by the board of directors and for developing policies and procedures for identifying, measuring, monitoring and

Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt, xây dựng chính sách và quy trình để nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Những chính

bank’s activities and at both the individual credit and portfolio levels.

riêng lẻ cũng như ở cấp độ danh mục tín dụng.

3

Banks should identify and manage credit risk inherent in all products and activities. Banks should ensure that the risks of products and activities new to them are subject to adequate risk management procedures and controls before being introduced or undertaken, and approved in advance by the board of directors or its approciate committee.

NH phải nhận diện và phải quản trị rủi ro tín dụng phát sinh trong tất cả sản phẩm và hoạt động. NH phải bảo đảm rằng rủi ro đối với các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ đầy đủ quy trình và sự kiểm soát rủi ro trước khi được giới thiệu hay triển khai thực hiện, và phải được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc một ủy ban thích hợp.

B Operating under a sound credit

granting process

Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý

4

Banks must operate within sound, well – defined credit – granting criteria. These criteria should include a clear indication of the bank’s target market and a thorough understanding of the

NH phải hoạt trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng và hiệu quả. Những tiêu chí này phải bao gồm các chỉ số rõ ràng về thị trường mục tiêu của ngân và sự hiểu biết thấu đáo của người vay

repayment.

5

Banks should establish overall credit limits ath the level of individual borrowers and counterparties, and groups of connected counterparties that aggregate in a comparable and meaningful manner different types of exposures, both in the banking and trading book and on and off the balance sheet.

NH phải xây dựng tổng thể các hạn mức tín dụng cho mỗi khách hàng và đối tác, và nhóm các khách hàng có liên quan được tổng hợp lại nhằm phân biệt được rõ ràng theo các loại rủi ro khác nhau, cả trong sổ NH và sổ kinh doanh và cả nội và ngoại bảng cân đối kế toán.

6

Banks should have clearly established process in place for approving new credits as well as the amendment, renewal and re- financing of existing credits.

NH phải thiết lập quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt tín dụng mới cũng như việc bổ sung, gia hạn hoặc tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện hành.

7

All extensions of credit must be made on an arm’s – length basis. In particular, credit to related companies and individuals must be authorise on an exception basis, monitored with particular care and

Mọi tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc khách quan. Cụ thể, tín dụng cho các công ty và cá nhân có mối quan hệ thì phải được ủy quyền trên nguyên tắc đặc biệt, được giám sát với sự

người có quan hệ.

C

Maintaining an appropriate

credit administration,

measurement and monitoring process

Duy trì một quy trình giám sát, đo lường và quản trị rủi ro phù hợp

8

Banks should have in place a system for the ongoing administration of their various credit risk – bearing portfolios

NH phải duy trì hệ thống nhằm thực hiện quản trị thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro

9

Banks must have in place a system for monitoring the condition of individual credits, including determining the adequacy of provisions and reserves.

NH phải duy trì hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín dụng bao gồm cả việc xác định đủ mức trích lập dự phòng và dự trữ.

10

Banks are encouraged to develop and utilise an internal risk rating system in managing credit risk. The rating system should be consistent with the nature, size and complexity of a bank’s activities

Khuyến khích NH phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ để quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng phải nhất quán với bản chất, quy mô và tính phức tạp của các hoạt động NH.

all on – and off-balance sheet activities. The management information system should provide adequate information on the composition of the credit portfolio, including identification of any concentrations of risk.

trong các hoạt động nội và ngoại bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)