Vấn đề trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 53)

Bảng 2.6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank giai đoạn 2011 – 2015 06/2015 12/2015 Trích trong kỳ 40 633 465 688 245 972 Dự phòng chung 23 89 59 142 100 137 Dự phòng cụ thể 17 544 406 546 145 835 Sử dụng trong kỳ 48 0.47 592 685 30 863 Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro 48 0.47 405 50.30 9.21 18 Sử dụng dự phòng xử lý VAMC - - 187 635 21 845 Số dư cuối kỳ 813 1,447 1,351 1,369 1,585 2,287 Dự phòng chung 624 714 804 947 1,046 1403 Dự phòng cụ thể 189 733 547 422 539 884 2015 Dự phòng rủi ro tín dụng (tỷ đồng) 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN, BCTC Sacombank năm 2010 – 2015

Bảng 2.6 trên cho thấy tình hình trích lập dự phòng Sacombank tăng đáng kể. Trong đó, khoản mục dự phòng chung chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng cho vay. Đối với dự phòng cụ thể số dư cuối kỳ không biến động nhiều. Thực tế chi phí trích dự phòng cụ thể phát sinh tăng hàng năm nhưng do đã được sử dụng để xử lý rủi ro và bán nợ cho VAMC nên số dư cuối năm không có nhiều biến động.

Cũng từ số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy hoạt động tín dụng Sacombank từ 2013 đến năm 2015 có nhiều tổn thất khi số dự phòng sử dụng để xử lý rủi ro và bán nợ cho VAMC tăng qua các năm. Từ năm 2013 đến năm 2015, Sacombank sử dụng lần lượt là 592 tỷ đồng, 685 tỷ đồng và 863 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ.

2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín

2.4.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

 Sự bất ổn của nền kinh tế: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Tổng cầu của nền kinh tế giảm, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút.

 Hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường.

 Tác động tiêu cực của hàng nhái, nhập lậu: hàng nhái, hàng nhập lậu tạo áp lực cạnh tranh không lành mạnh với những sản phẩm sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu chính ngạch. Điều này buộc các doanh nghiệp phải giảm giá để phù hợp với thị trường, nhưng nếu giảm giá vượt quá điểm hòa vốn thì doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ và có thể dẫn đến phá sản.

 Cơ chế pháp lý còn chưa đồng bộ, thống nhất: Hệ thống pháp luật của ngân hàng còn chưa thống nhất và đồng bộ, còn nhiều kẽ hở và sửa đổi nhiều lần dẫn đến việc áp dụng của các doanh nghiệp và các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

 Sự thay đổi của môi trường tự nhiên: thiên tai trong những năm vừa qua cũng gây ra ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp như hoạt động sản xuất trì trệ gây giảm hiệu quả sản xuất, hư hỏng mất mát tài sản…

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

 Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Sau khi vay vốn khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Sacombank.

 Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn khả năng trả nợ của khách hàng.

 Khách hàng thiếu sự linh hoạt cần thiết, không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm… các nguyên nhân này dẫn tới hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, ứ động trong kho không tiêu thụ được, không có doanh thu để trả nợ.

 Khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến thanh khoản kém, nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cao.

 Khách hàng có ý lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, giấy tờ tài sản bảo đảm và tư cách pháp nhân.

2.4.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

 Trong quá trình cấp tín dụng, nhân sự có liên quan vì một số lý do mà không tuân thủ theo nguyên tắc, quy trình, quy định của Sacombank đối với hoạt động cấp tín dụng.

 Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của Chuyên viên khách hàng còn yếu, phân tích, đánh giá hồ sơ vay không chính xác, dẫn đến tình trạng đề xuất cho vay những dự án sản xuất kinh doanh không khả thi.

 Do áp lực chỉ tiêu, chạy theo thành tích một số nhân viên thẩm định tín dụng không kỹ hay tâm lý sợ phiền, mất lòng khách hàng mà thu thập thông tin không đầy đủ dẫn đến rủi ro khi đề xuất cho vay.

 Định giá tài sản thế chấp không phù hợp giá thực tế dẫn đến tổn thất cho ngân hàng khi xử lý tài sản. Việc định giá thiếu chính xác này nguyên nhân có thể do thiếu thông tin hoặc do cán bộ nhân viên cố ý.

 Thiếu thông tin khách hàng trong thẩm định và quyết định cho vay. Thông tin khách hàng là cơ sở để phân tích tín dụng, do đó việc thu thập đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng góp phần hạn chế được rủi ro lựa chọn đối nghịch trong phê duyệt tín dụng.

 Trong quá trình thẩm định và đề xuất cho vay, cán bộ nhân viên quá chú trọng vào tài sản thế chấp mà xem nhẹ các điều kiện khác. Thực tế, việc thu hồi nợ thông qua việc xử lý tài sản không dễ dàng mà mất rất nhiều thời gian cũng như tốn kém chi phí dẫn đến chậm thu hồi được nợ, thậm chí sẽ gây tổn thất cho ngân hàng.

 Cán bộ tín dụng thiếu tin thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, nể nang trong quan hệ khách hàng, nhận quà biếu hay nhận tiền hối lộ từ khách hàng.

 Cho vay dựa trên ý kiến chủ quan của lãnh đạo. Trong một số trường hợp, do yêu cầu của lãnh đạo Chuyên viên khách hàng phải đề xuất cho vay đối với khách hàng có dấu hiệu rủi ro. Đây là vấn đề không chỉ Chuyên viên khách hàng của Sacombank mà cả của những ngân hàng khác vô cùng lo ngại.

 Hoạt động kiểm tra sau cho vay chưa thật sự hiệu quả. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chỉ mang tính hình thức không góp phần phát hiện được các dấu hiệu rủi ro để có giải pháp xử lý kịp thời.

 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng tại các đơn vị kinh doanh còn hạn chế, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm.

Để biết được mức độ phổ biến của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Sacombank, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 cán bộ nhân viên đang công tác tại các bộ phận có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của Sacombank, kết quả khảo sát như sau (xem chi tiết tại Phụ lục 2):

 Đối với nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh: Theo kết quả khảo sát, trong 5 nguyên nhân chủ quan từ môi trường kinh doanh dẫn đến rủi ro tín dụng của Sacombank, nguyên nhân từ sự bất ổn của nền kinh tế là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng của Sacombank, với số điểm khảo sát cao nhất trong nhóm là 322 điểm/500 điểm.

 Đối với nhóm nguyên nhân chủ quan từ Khách hàng: Việc sử dụng vốn vay sai mục đích là nguyên nhân có mức độ phổ biến cao nhất trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Sacombank trong nhóm nguyên nhân chủ quan từ Khách hàng, với số điểm khảo sát là 347 điểm/500 điểm.

 Đối với nguyên nhân chủ quan từ Sacombank: Trong số nhiều nguyên nhân chủ quan từ Sacombank dẫn đến rủi ro tín dụng, theo kết quả khảo sát thì áp lực chỉ tiêu là nguyên nhân có mức độ phổ biến cao nhất, với số điểm khảo sát là 394điểm/500 điểm.

2.5. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín giai đoạn 2011 - 2015 Sài Gòn Thương tín giai đoạn 2011 - 2015

2.5.1. Chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín giai đoạn 2011 - 2015 mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín giai đoạn 2011 - 2015

Hàng năm Sacombank đều đề ra mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn hoặc tỷ lệ nợ xấu nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Năm 2011 và năm 2012, Sacombank đề ra mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2,5%. Năm 2013 và năm 2014, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không quá 3% và năm 2015 là 2,5%. Với những nổ lực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, giai đoạn 2011 – 2015

Sacombank kiểm soát tốt tỷ lệ nợ quá hạn/tỷ lệ nợ xấu, hoàn thành tốt mục tiêu HĐQT đề ra.

2.5.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín Gòn Thương tín

Để vượt qua khủng hoảng và khó khăn hiện tại của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình tái cơ cấu theo quy định hiện hành, mô hình quản lý rủi ro đang được hoàn thiện tại các ngân hàng. Sacombank cũng không ngoại lệ. Hiện nay mô hình quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện như sau:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản trị RRTD của Sacombank

Nguồn: Chính sách quản lý RRTD Sacombank

2.5.2.1. Về phương thức quản lý rủi ro tín dụng

Sacombank tổ chức quản trị rủi ro tín dụng qua 3 tầng bảo vệ như sau:

 Tầng thứ nhất là các đơn vị kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ theo chính sách, quy trình, quy định của Sacombank và pháp luật; đồng thời thực hiện các chốt kiểm soát tại đơn vị mình.

 Tầng thứ hai là Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Pháp lý và Tuân thủ. Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối tham mưu, xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình cụ thể về quản trị rủi ro; Phối hợp với các đơn vị để xây dựng các chỉ số rủi ro, giới hạn rủi ro và thu thập các dữ liệu về quản trị rủi ro từ các nguồn khác nhau để báo cáo kịp thời cho Ban Lãnh đạo ngân hàng. Phòng Pháp lý và Tuân thủ đóng vai trò đầu mối, đưa ra các hướng dẫn và thực hiện giám sát nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

 Tầng thứ ba là hệ thống kiểm tóa nội bộ. Hệ thống kiểm toán nội bộ đóng vai trò độc lập, đánh giá tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro ở tầng bảo vệ thứ nhất và thứ hai.

2.5.2.2. Mô hình phê duyệt và quản lý rủi ro

Về mô hình phê duyệt tín dụng

Hiện nay, Sacombank thực hiện phê duyệt tín dụng theo 2 mô hình là mô hình phê duyệt tập thể và mô hình phê duyệt theo phân quyền.

Mô hình phê duyệt tập thể gồm:

 Hội đồng tín dụng tại Hội sở

 Ủy ban tín dụng tại Hội sở

 Ban tín dụng tại Sở giao dịch/Chi nhánh

Hệ thống tổ chức phê duyệt theo phân quyền bao gồm:

 HĐQT quy định mức phán quyết cụ thể cho Tổng Giám đốc

 Tùy theo từng thời kỳ, Tổng Giám đốc thực hiện phân quyền phán quyết đối với từng thành viên Ban điều hành và chức danh Giám đốc Sở giao dịch Tp.HCM, Chi nhánh trong Sacombank

 Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh thực hiện phân quyền lại cho từng cấp bậc phê duyệt tại Sở giao dịch, Chi nhánh.

Về quản lý và xử lý thu hồi nợ

Quản lý và xử lý thu hồi nợ tại Sacombank được phối hợp chặt chẽ từ Chi nhánh đến Hội sở, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị.

Về công tác định giá tài sản đảm bảo

Hiện nay việc định giá tài sản đảm bảo của Sacombank được thực hiện qua 2 hình thức sau đây:

 Chi nhánh/Phòng giao dịch Sacombank tự định giá tài sản đảm bảo theo thẩm quyền do Tổng Giám đốc quy định.

 Tài sản đảm bảo vượt thẩm quyền định giá của Chi nhánh giao cho Sacombank – SBA hoặc tổ chức khác có chức năng thẩm định giá thực hiện.

2.5.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

2.5.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng. Để nhận biết rủi ro tín dụng cần xem xét các dấu hiệu rủi ro tín dụng từ đó phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể đến từ phía khách hàng hay nội bộ ngân hàng.

Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng diễn ra trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, bắt đầu từ lúc tiếp thị khách hàng cho đến khâu cuối cùng là xử lý nợ. Do đó, để nhận biết rủi ro tín dụng, Sacombank đã ban hành quy trình lõi cấp tín dụng (xem Phụ lục 3), trong đó quy định cụ thể các nội dung cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho công tác nhận diện rủi ro, Sacombank đã quy định các tiêu chí cảnh báo sớm nợ có vấn đề. Các tiêu chí cảnh báo sớm được Sacombank chia thành 3 cấp độ như sau:

 Cấp độ 2: Đây là những dấu hiệu cảnh báo rủi ro ở mức cao, nhiều khả năng khách hàng sẽ bị phân loại từ nhóm 2 trở lên trong tương lai.

 Cấp độ 3: là những dấu hiệu cảnh báo rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, gần như chắc chắn khách hàng sẽ bị phân loại từ nhóm 2 trở lên trong thời gian ngắn.

Tùy vào từng cấp độ cảnh báo Sacombank sẽ có những hành động ứng xử tương ứng. Bên cạnh đó, Sacombank cũng quy định cụ thể các công việc cần thực hiện khi khách hàng rơi vào trường hợp cảnh báo sớm.

2.5.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Sacombank là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng. Sacombank sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ trong các trường hợp sau đây:

 Thẩm định và phán quyết cấp tín dụng: Sacombank không cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp xếp hạng C và D. Bên cạnh đó, Sacombank có thể sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để xem xét phán quyết cho vay đối với khách hàng vay phục vụ đời sống với mức vay không quá 300 triệu đồng.

 Phân loại nợ định tính: Dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng kết hợp với quá trình trả nợ của khách hàng, Sacombank phân loại nợ và trích lập dự phòng cho từng khoản vay và toàn bộ danh mục cho vay.

 Xác định khoản lỗ dự kiến: từ kết quả xếp hạng tín dụng, Sacombank xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)