Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 35 - 39)

Nhận biết rủi ro tín dụng

Cho dù ngân hàng đã cấp tín dụng đúng đắn, khách hàng có thiện chí trả nợ vay vẫn không có nghĩa là khoản tín dụng đó không có rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với muôn vàn lý do, có thể từ phía ngân hàng, khách hàng, có thể từ lý do khách quan.

Việc nhận diện được những dấu hiệu rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng được phân thành 2 nhóm sau:

 Nhóm dấu hiệu rủi ro xuất hiện trước khi cấp tín dụng: Khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường; Không xem xét các điều khoản trên hợp đồng một cách cẩn thận, dễ dãi chấp nhận

các điều kiện ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay; Hồ sơ vay vốn đầy đủ, cập nhật và hoàn hảo; Cách ăn mặt hàng hiệu đắt tiền, chải chuốt và xe hơi sang trọng; Sẵn sàng chi hay hứa hẹn cho tặng quà cáp cho cán bộ tín dụng.

 Nhóm dấu hiệu rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cấp tín dụng: Sự trì hoãn bất thường hay không có lời giải thích của người vay trong việc nộp các báo cáo tài chính và các khoản thanh toán theo kế hoạch cũng như trì hoãn trong giao tiếp với nhân viên ngân hàng; Đối với những món vay kinh doanh là những thay đổi bất thường xuất hiện trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao tài sản cố định, trả tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay thu nhập; Đối với những món vay kinh doanh, việc cấu trúc lại số dư nợ, không chia lợi tức cổ phần, hay sự thay đổi trong mức phân hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần chú ý; Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn; Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của người vay (ROA), lãi trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT); Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán (tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời), hay mức độ hoạt động (ví dụ tỷ lệ giữa doanh thu trên hàng tồn kho); Những thay đổi bất thường, ngoài dự kiến và không được giải thích trong số dự kiến gửi của khách hàng.

Đo lường rủi ro tín dụng

Sau khi rủi ro tín dụng được nhận biết, bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng là đo lường (lượng hóa) rủi ro tín dụng. Đo lường rủi ro là một giai đoạn quan trọng, cần sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người và công nghệ. Đo lường rủi ro tín dụng có ý nghĩa sau:

 Thứ nhất, góp phần tính toán vốn kinh tế cho ngân hàng. Vốn kinh tế được xác định bằng phần tổn thất ngoài dự tính (Unexpected Loss – UL), theo đó UL sẽ được bù đắp bằng vốn tự có của ngân hàng. Vốn tự có mạnh là nền tảng chính giúp ngân hàng vượt qua các cú sốc trong hoạt động kinh doanh và giảm

thiểu tác động dây chuyền của khủng khoảng hệ thống. Việc xác định được rủi ro chính xác là cơ sở hình thành vốn tự có đủ lớn nhằm đối phó với các tổn thất không thể dự tính có khả năng xảy ra.

 Thứ hai, xác định được chính xác mức độ rủi ro tín dụng của từng cán bộ tín dụng/từng đơn vị kinh doanh là cơ sở để ngân hàng đánh giá và phân loại cán bộ tín dụng/đơn vị kinh doanh theo mức lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

 Thứ ba, là cơ sở để định giá các khoản tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro của chúng. Khi rủi ro đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay phù hợp với quan hệ “rủi ro – lợi nhuận”.

 Thứ tư, góp phần hỗ trợ quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp chủ động, nhằm tái cấu trúc danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung và phù hợp với khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

 Thứ năm, giúp ngân hàng tính toán và trích lập mức dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp nhất với mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó xác định mức dự phòng cho toàn bộ danh mục tín dụng.

 Thứ sáu, giúp ngân hàng tập trung giám sát, xử lý tín dụng có rủi ro cao và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.

Có nhiều phương pháp khác nhau vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại được sử dụng đan xen để đo lường rủi ro tài chính nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Một số mô hình được các ngân hàng sử dụng đo lường rủi ro tín dụng như:

 Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính KRIs (Key Risk Indicators – KRIs): Cách tiếp cận truyền thống đo lường rủi ro tín dụng là hệ thống các chỉ tiêu chính để phản ánh mức độ rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng là một phương pháp đo lường tổn thất đối với

danh mục cho vay của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có thể sử dụng hai phương pháp phân loại nợ là định lượng hay định tính, trên cơ sở đó trích lập hai loại dự phòng là dự phòng chung cho các nhóm nợ từ 1 đến 4 và dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ từ 2 đến 5.

 Các mô hình theo phương pháp thống kê: là mô hình đo lường rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở khung giá trị chịu rủi ro – VaR (Value at Risk). Theo mô hình khung giá trị VaR, rủi ro tín dụng không chỉ bao gồm rủi ro do người vay không trả được nợ, mà còn bao gồm cả rủi ro giá trị (value risk), tức rủi ro tổn thất giá trị do người vay bị giáng hạng tín dụng. Khi người vay bị giáng hạng tín dụng thị giá khoản tín dụng sẽ giảm, làm phát sinh tổn thất cho ngân hàng, trong khi chưa có sự vỡ nợ nào xảy ra. Để bảo vệ mình trước nguy cơ vỡ nợ hay giảm giá trị của khách hàng, ngân hàng đã áp dụng các phương pháp thống kê cho phép họ lượng hóa rủi ro, trên cơ sở đó, tiến hành trích lập dự phòng rủi ro.

 Mô hình cấu trúc kỳ hạn: là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá rủi ro tín dụng và phân tích “mức bù rủi ro” gắn liền với mức sinh lời của khoản tín dụng ngân hàng cấp cho những người vay có cùng mức độ rủi ro.

Ứng phó rủi ro tín dụng

Các ngân hàng chủ động ứng phó rủi ro thông qua các biện pháp sau:

 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng và đầy đủ. Có hai loại dự phòng rủi ro tín dụng cần trích là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

 Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng.

 Sử dụng phái sinh tín dụng.

 Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro đối với khoản cấp tín dụng các ngân hàng có các biện pháp cần thiết đề xử lý như:

+ Biện pháp truyền thống gồm: khai thác nợ hoặc thanh lý nợ.

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

 Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

 Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…

 Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)