Để chủ động ứng phó rủi ro tín dụng Sacombank cần phân loại nợ đúng và trích dự phòng đầy đủ. Hiện nay, Sacombank phân loại nợ định lượng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 và phân loại nợ định tính dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014, phân loại nợ được thực hiện theo 5 nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Trên cơ sở đã phân nhóm nợ đúng, Sacombank cần thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định NHNN từng thời kỳ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Có 2 loại dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích là:
Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau: Tiền gửi tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tại Tổ chức tín dụng ở nước ngoài; Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
Dự phòng cụ thể: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể tương ứng đối với từng nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
R = (A – C) x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Nhìn chung, để việc trích lập dự phòng đúng và đầy đủ dự phòng cho rủi ro tổn thất trong hoạt động cấp tín dụng Sacombank cần thực hiện phân loại nợ đúng
với diễn biến thực tế cho từng khoản vay. Ngoài việc tuân thủ theo quy định NHNN về phân loại nợ, Sacombank cần từng bước hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao khả năng nhận biết, đo lường rủi ro nhằm hỗ trợ tốt cho việc thực hiện phân loại nợ từ đó trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, nâng cao khả năng ứng phó rủi ro cho ngân hàng.