Tăng cường quản lý CSVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.2.4. Tăng cường quản lý CSVC

Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo xây dựng nề nếp tốt việc QL CSVC phục vụ cho GDMT, đưa vào kỷ cương nội qui của nhà trường từ đó phát triển tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng cùng nhau tạo ra bầu không khí sư phạm thân ái, đoàn kết gắn bó làm nền tảng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng dạy, học. Nhà trường có nề nếp kỷ cương tình thương và trách nhiệm sẽ tạo ra khung cảnh trường học trang nghiêm sạch đẹp, môi trường thân thiện, thu hút học sinh tích cực tham gia BVMT.

Nội dung của biện pháp

Quản lý CSVC bao gồm: theo dõi CSVC có trong nhà trường: trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị, công nghệ thông tin, các thiết bị hiện đại, tài liệu GDMT khuôn viên, cảnh quan trong nhà trường, … và sử dụng CSVC sẵn có cho GDMT một cách hợp lý, hiệu quả.

Tổ chức thực hiện biện pháp

Hiện nay ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, CSVC phục vụ tối thiểu cho giảng dạy đã được đảm bảo, BGH các nhà trường cũng bố trí hợp lý các thiết bị phục vụ cho giảng dạy, tạo MT sư phạm thuận lợi cho hoạt động giáo dục nói chung, GDMT nói riêng. Hệ thống âm thanh: loa, đài, hệ thống bảng biểu, dụng cụ học tập: máy tính, máy chiếu…, và không gian rộng qui mô toàn trường: phòng truyền thống, sân trường…trường nào cũng có. Tuy nhiên do nguồn kinh phí có hạn nên hệ thống CSVC đa phần được đầu tư từ trước. Các nhà trường vẫn cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa đặc biệt là huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường: ngân sách, phụ huynh đóng góp, GV, HS tự làm…phải huy động mọi tiềm năng cho công việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho những hoạt động GDMT mang tính tức thời hiện nay. Ngoài những CSVC tối thiểu phục vụ cho QL GDMT thì việc tạo ra môi trường thân thiện, sự sạch sẽ thông thoáng, khuôn viên cảnh quan đẹp trong các nhà trường cũng mang lại hiệu quả GD.

Mặt khác nếu chỉ chú trọng đầu tư về nhân lực, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động GDMT thì cũng không khích lệ được tinh thần, trách nhiệm của GV, HS tham gia tổ chức, thực hiện các hoạt động. Vì vậy việc khen thưởng động viên bằng vật chất không nên xem nhẹ.

Việc GV sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy tích hợp lồng ghép và hoạt động GDMT chưa nhiều, điều này đã tách các điều kiện thuận lợi về CSVC ra khỏi hoạt động.

Trong vài năm đầu HT cần khảo sát ở GV, HS những nội dung cần rút kinh nghiệm, việc làm này nhằm tham khảo để khẳng định các vấn đề mà HT đã làm tốt, cân nhắc một số vấn đề còn chưa làm được hoặc chưa rõ.

3.2.5.Tăng cường phối hợp các lực lượng QL GDMT Mục tiêu của biện pháp

Nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường về thúc đẩy nâng cao QL GDMT góp phần thực hiện mục tiêu GD.

Nội dung của biện pháp

Chủ động đề xuất tham mưu với các cơ quan có thẩm quyền về huy động nguồn lực xây dựng CSVC nhà trường khang trang sạch đẹp, cảnh quan thoáng mát, có nhiều cây xanh, môi trường thiên nhiên thân thiện.

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia chăm lo cho sự nghiệp GD BVMT.

Tuyên truyền, vận động mọi lực lượng cùng tham gia.

Tổ chức thực hiện biện pháp

Các nhà trường hiện nay đều tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và phụ huynh HS giúp đỡ CSVC, hỗ trợ nhà trường đôn đốc công tác GDMT, đặc biệt lực lượng ngoài nhà trường như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, phụ huynh trong thời gian HS nghỉ hè.

Các nhà trường đã chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn trong GDMT. Nhà trường mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong cộng đồng GD nhưng vẫn cần phối hợp chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với các cơ sở GD đóng trên địa bàn, các cơ quan ban ngành để khai thác tối đa tiềm năng GDMT.

Không chỉ kết hợp với các lực lượng để tổ chức thực hiện GDMT mà còn phối hợp để thu hút nguồn kinh phí tổ chức hoạt động, CSVC và MT thực tế cho HS có cơ hội thực hành, trải nghiệm: các bãi biển, bến cảng, công ty du lịch, các nhà máy…

Công tác thi đua khen thưởng cũng được triển khai và quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Nhà trường thể hiện rõ vai trò của mình trong công tác xã hội: thu

gom rác thải ở những nơi công cộng: đài liệt sỹ, nhà văn hóa, khu vui chơi, trồng cây xanh, dọn vệ sinh ở các khu dân cư…

Bên cạnh làm tốt việc tích hợp lồng ghép GDMT trong các giờ học, môn học trên lớp các nhà trường còn thực hiện tốt các hoạt động GDMT ngoài giờ học.

Mỗi nhà trường HT phải bắt đầu bằng việc xác định tầm nhìn, sứ mạng và định hướng giá trị, chia sẻ chúng với cán bộ, GV, nhân viên và phải biết lựa chọn đúng việc cần làm của trường mình theo yêu cầu GDMT để xây dựng những kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện công việc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)