Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và Giáo dục

Đào tạo thành phố Hạ Long

2.1.1.Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội

Thành phố Hạ Long được thành lập theo Nghị định số 102 NĐ-CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở thị xã Hòn Gai cũ, là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh.

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh có diện tích 22.250 ha, có 20 đơn vị hành chính với số dân là 215.795 (theo thống kê tháng 4 năm 2009), hình thành 5 vùng kinh tế, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển với chiều dài bờ biển dài gần 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới và năm 2011 đã được bầu chọn là kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới.

Hạ Long có nền văn hóa lâu đời, văn hóa Hạ Long đã được đánh dấu như một bước tiến của người Việt. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên và đặc biệt lễ hội Carnaval và ẩm thực Hạ Long là yếu tố đặc trưng của thành phố này.

Hạ Long là vùng đất nhiều tiềm năng về du lịch, ngư nghiệp, có hệ sinh thái biển hết sức đa dạng, phong phú. Là trung tâm văn hóa, chính trị và du lịch của tỉnh Quảng Ninh với vị trí thuận lợi hàng năm Hạ Long đón tới hơn 7 triệu lượt khách du lịch. Do sự phát triển của các loại hình du lịch, dịch vụ, việc kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế đã và đang làm cho môi trường trong sạch dần đã bị phá vỡ, không còn như xưa nữa. Rác thải ngày một nhiều hơn, chất thải từ hoạt động khai thác than hầm lò, từ các hoạt động tàu du lịch làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước Vịnh Hạ Long…

Nguyên nhân chủ yếu:

Công tác GDMT của chính quyền các cấp, của các nhà trường còn yếu. Nhận thức của người dân và hành động bảo vệ môi trường còn kém. Cán bộ quản lý các nhà trường chưa tự nâng cao nhận thức trong việc quản lý GDMT trong nhà trường.

Các cấp, các cơ quan đơn vị đến người dân chưa nhận thức đúng, đủ và chưa có hành động đúng, đủ, thiết thực vì môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)