Thực trạng nhận thức của CBQL về GDMT và QL GDMT cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 51)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về GDMT và QL GDMT cho HS

- Thực trạng QL các nội dung GDMT

- Thực trạng rèn luyện kỹ năng GDMT

- Thực trạng phối hợp các lực lượng hỗ trợ QL GDMT

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng, kết quả khảo sát được thống kê thành các bảng đánh giá như sau:

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về GDMT và QL GDMT cho HS TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ở các trường ven biển thành phố Hạ Long

- Nhận thức về vai trò của GDMT cho HS TH ở các trường ven biển. Qua khảo sát 13 đồng chí cán bộ quản lý về tầm quan trọng của GDMT cho HS TH ở các trường ven biển, 100% CBQL cho rằng GDMT có tầm quan trọng nhất định trong nhà trường. Khi CSVC ngày càng đầy đủ, trường lớp ngày càng khang trang thì các phong trào vệ sinh trường lớp càng được phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của HS.

Sự tác động của các yếu tố trong đời sống xã hội: dịch vụ, du lịch và thay đổi cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi sự cải thiện môi trường trên phạm vi

toàn thành phố đã tác động đến từng người dân và đội ngũ nhà giáo đặc biệt là các nhà QLGD.

Điều này được thể hiện qua nhận thức của các HT thông qua việc đánh giá mục tiêu GDMT cho HS cấp TH ở bảng sau.

Bảng 2.1. Nhận thức về mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học của CBQL

STT Mục tiêu

Ý kiến

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

SL % SL % SL %

1 Hình thành ý thức, thái độ

thân thiện với môi trường 13 100 2 Hình thành kỹ năng, hành

vi bảo vệ môi trường 10 78 3 22 3 Nâng cao nhận thức bảo

vệ môi trường 10 78 3 22

4 Trang bị kiến thức bảo vệ

môi trường 13 100

5

Trang bị kỹ năng, hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả

12 92,3 1 7,7

Qua số liệu trên cho thấy 100% HT đều nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu GDMT giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của vấn đề MT, hình thành kỹ năng, thái độ đúng đắn cho HS để các em cùng tham gia BVMT với cộng đồng, việc trang bị kiến thức BVMT là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, vẫn còn 3/13 (22%) CBQL cho rằng GDMT trong nhà trường chưa làm tốt việc hình thành kỹ năng và hành vi BVMT.

Kết quả trên cũng đưa ra: trong quá trình triển khai công tác GDMT trong các nhà trường chịu sự tác động của nhiều yếu tố: kiến thức, năng lực

Cũng với câu hỏi tương tự khi đặt ra cho GV TH ở bốn trường ven biển thành phố Hạ Long những người trực tiếp thực hiện công tác GDMT chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu GDMT cho HS tiểu học của GV

STT Mục tiêu

Ý kiến

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

SL % SL % SL %

1 Hình thành ý thức, thái độ

thân thiện với môi trường 68 90,6 5 6,7 2 2,6 2 Hình thành kỹ năng, hành

vi bảo vệ môi trường 55 73,3 12 16 8 10,6 3 Nâng cao nhận thức bảo

vệ môi trường 68 90,6 2 9,4 5 6,7

4 Trang bị kiến thức bảo vệ

môi trường 65 86,6 10 13,4

5

Trang bị kỹ năng, hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả

70 93,3 5 6,7

Kết quả trên cho thấy trên 90% GV được khảo sát đã quan niệm đúng, đầy đủ về những mục tiêu GDMT cho HS TH ở các trường, có tới 93,3% GV cho rằng việc trang bị cho các em những kiến thức cơ bản giúp hình thành ý thức, thái độ, kỹ năng BVMT. Tuy nhiên vẫn còn 5/75 (6,7%) ý kiến GV cho rằng mục tiêu GDMT cho HS TH chưa thực sự làm các em chuyển biến từ ý thức thành kỹ năng, hành vi bảo vệ và thân thiện với môi trường. Một phần do số ít GV chưa xác định đúng các môn học được lồng ghép, tích hợp GD BVMT và các hình thức GDMT khác trong thời gian qua nên còn phân vân về tính hiệu quả.

Biện pháp QL tác động tích cực đến công tác GDMT đặc biệt là chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thực tế để các em có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm nhân các ngày hành động vì MT như: Ngày làm cho thế giới sạch hơn, Ngày đất ngập nước, Ngày chủ nhật xanh, Tháng an toàn vệ sinh nước sach, Vệ sinh môi trường… Với những hình thức phong phú như vậy chắc chắn sẽ thu hút được lực lượng đông đảo các em HS tham gia và có tác động tích cực đến ý thức, hành vi của các em.

- Vai trò của người QL GDMT trong các trường TH & THCS.

Ngoài biện pháp quản lý, kiến thức về BVMT của đội ngũ GV cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác GDMT. Bằng kiến thức đã học và thu thập được qua các lớp tập huấn, hướng dẫn của dự án và thực tế công tác… GV đã cố gắng khai thác, cập nhật những kiến thức BVMT để cung cấp cho HS. Tuy nhiên việc làm này mang tính chủ quan, cá nhân, thiếu sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, hay sự thống nhất trong tổ chuyên môn.

Bên cạnh yếu tố năng lực tổ chức hoạt động của GV, CSVC còn chưa phát huy đúng mức. CSVC thiếu thốn, GV chưa đủ năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn về GDMT ngoài những hoạt động lao động vệ sinh trường lớp hay tuyên truyền giữ vệ sinh MT.

Từ những phân tích cụ thể cho ta thấy HT, GV các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long đã có tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt các chỉ đạo về GDMT, thu hút được lực lượng HS tham gia đông đảo, làm chuyển biến thái độ, hành vi của các em, đồng thời tác động tích cực đến ý thức BVMT của người dân.

Tuy vậy vai trò QL nhà trường còn bộc lộ những hạn chế thể hiện qua tính thụ động, đơn điệu, tự phát trong chỉ đạo tổ chức GDMT.

2.2.2. Thực trạng quản lý các nội dung GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long

GDMT là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục TH hiện hành, GDMT cung cấp kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về MT đồng thời tạo điều kiện cho HS tiếp cận với thực tế từ đó các em bộc lộ thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen cụ thể hàng ngày. Việc nghiên cứu thực trạng QL GDMT của HT ở các trường ven biển, tôi nghiên cứu các nội dung sau:

- Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch

- Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức và các hình thức GDMT

2.2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDMT cho HS TH.

Trong QL việc lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà QL nào, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động. Kế hoạch GDMT phải được HT và GV thực hiện ngay từ đầu năm học và xác định rõ đây là một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện học sinh. HT phải có kiến thức cơ bản về môi trường, các bộ môn, có năng lực sư phạm vững vàng. Có kế hoạch cụ thể thì việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, vận động người dân tham gia tổ chức các hoạt động GD, BVMT sẽ hiệu quả. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên một kế hoạch GDMT hoàn chỉnh chính là nội dung kiến thức sẽ thực hiện với các em HS. Qua khảo sát 13 đồng chí CBQL ở các trường ven biển cho kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá việc xác định các nội dung GDMT khi lập kế hoạch của GV trong nhà trường của CBQL

TT Nội dung

Ý kiến

Đồng ý Phân vân Không đồng

ý

SL % SL % SL %

1

Hệ thống tri thức về giáo dục môi trường theo quy định cho học sinh tiểu học

11 84,6 1 7,7 1 7,7

2

Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo học tập gắn với đặc thù tri thức của nội dung giáo dục

9 69,2 3 23 1 7,7

3

Hệ thống thái độ tình cảm gắn với đặc thù tri thức nội dung giáo dục

10 90,6 3 9,4

4 Tích hợp lồng ghép trong

các môn học liên quan 13 100

5 Kỹ năng tự tìm hiểu, tự

học 7 53,8 5 21,7 1 7,7

Kết quả trên cho thấy: 100% các CBQL cho rằng các nội dung GDMT được GV quan tâm khi lập kế hoạch lồng ghép, tích hợp trong các tiết học, môn học có liên quan đến nội dung này. Từ đó hệ thống tri thức về GDMT theo quy định cho HS TH cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên các nội dung GDMT giúp cho HS có kỹ năng tự tìm hiểu, tự học chưa được GV chú trọng. Cụ thể còn 7,7% ý kiến cho rằng GV chưa thực hiện nội dung này.

Ở bậc tiểu học GDMT được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trong chương trình sách giáo khoa, ngoài ra trong một năm học nhà trường tổ chức GDMT bằng nhiều hình thức do vậy công tác xây dựng kế hoạch GDMT cũng cần được chú trọng. Khi nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDMT của thầy tôi đã điều tra và có kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá về việc xác định nội dung GDMT khi lập kế hoạch của GV trong nhà trường của GV

TT Nội dung

Ý kiến

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Hệ thống tri thức về giáo dục môi trường theo quy định cho học sinh tiểu học

70 93,3 5 6,7

2

Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo học tập gắn với đặc thù tri thức của nội dung giáo dục

65 86,6 10 13,4

3

Hệ thống thái độ tình cảm gắn với đặc thù tri thức nội dung giáo dục

68 90,6 7 9,4

4 Tích hợp lồng ghép trong

các môn học liên quan 66 88 9 12 5 Kỹ năng tự tìm hiểu,

Kết quả cho biết: GV đã quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo khi tổ chức giáo dục cho HS, việc gắn những kiến thức GDMT với thực tế, tích hợp lồng ghép trong các môn học như: TNXH lớp 2, 3, khoa học lớp 4, 5 tuy nhiên vẫn còn biểu hiện thiếu chặt chẽ, logic. Qua nghiên cứu kế hoạch của GV cho thấy tiết dạy lồng ghép GDMT còn mang tính chung chung, đại khái, hoạt động mang tính lặp đi lặp lại hàng năm chưa có định hướng rõ nét, chưa sáng tạo. Nội dung giáo dục giúp HS có kỹ năng, kỹ xảo học tập gắn với tri thức GV vẫn chưa thực hiện tốt, cụ thể vẫn còn 13,4% GV chưa đưa vào kế hoạch thực hiện.

HT chỉ tham gia giảng dạy ở một bộ môn, chưa nắm bắt được hết nội dung các môn học có lồng ghép GDMT.

Kiến thức về MT cuả một số HT và GV còn hạn chế do chưa có sự đầu tư thời gian cho việc tìm tòi, nghiên cứu.

Công tác chỉ đạo thiếu chặt chẽ do giao hẳn việc lập kế hoạch thực hiện chương trình cho GV. Tổ trưởng quản lý kế hoạch không thường xuyên, dẫn đến việc thiếu thống nhất về nội dung, còn tùy thuộc vào năng lực và trách nhiệm của GV. Tinh thần tự giác của GV đối với kỹ năng tự tìm hiểu, tự học chưa cao do chưa có định hướng một cách cụ thể, rõ nét.

Các nội dung GDMT tổ chức ở các hoạt động ngoại khóa chưa được kế hoạch hóa cụ thể do còn phụ thuộc vào chủ đề từng năm học, do phụ thuộc sự chỉ đạo của cấp trên và còn mang tính thụ động.

Việc kiểm tra kế hoạch của hiệu trưởng còn lỏng lẻo chủ yếu là nghe báo cáo, nặng về hình thức chưa đi sâu vào thực tế do vậy mà chưa quản lý tốt được việc xây dựng kế hoạch GDMT dẫn đến khi triển khai thiếu tính khả thi.

2.2.2.2.Thực trạng công tác tổ chức GDMT cho HS TH ở các trường ven biển

Công tác tổ chức GDMT cho HS TH ở các trường ven biển chưa được quan tâm đúng mức, HT các nhà trường chưa thiết lập và phân chia được hệ thống quản lý, chưa bố trí những người có kiến thức, trình độ, kinh nghiệm GDMT để họ thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà thường giao khoán cho GV ở các tổ chuyên môn.

Cụ thể khi được phỏng vấn: Trong quá trình tổ chức thực hiện QL GDMT anh (chị) gặp khó khăn gì?

Cả 4/4 HT đều cho rằng khó khăn lớn nhất là thiếu CSVC để tổ chức hoạt động.

Đối với các trường ven biển yếu tố địa phương đóng vai trò khá quan trọng trong việc tổ chức bộ máy GDMT, trong khi đó HT chưa khai thác hết yếu tố tiềm năng này.

2.2.2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện và các hình thức GDMT cho HS TH ở các trường ven biển

Ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, HT QL tương đối tốt công tác chỉ đạo thực hiện các hình thức GDMT cho HS TH. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá về việc thực hiện các hình thức GDMT ở các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long của CBQL

TT Hình thức

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Không thực

hiện SL % SL % SL % 1 Lớp bài 13 100 2 Tham quan 9 69,2 3 23 1 7,7 3 Tổ chức cuộc thi 11 84,6 1 7,7 1 7,7 4 Câu lạc bộ 8 61,5 3 23 2 15,3 5 Dạy tích hợp, lồng ghép 10 76,9 3 23 6 Ngoại khóa 9 69,2 3 23 1 7,7 7 Dã ngoại thực tế 7 53,8 3 23 3 23

8 Tuyên truyền trên hệ thống

phát thanh của trường 12 92,3 1 7,7

Qua khảo sát 13 CBQL cho rằng hầu hết GV đảm bảo việc trang bị kiến thức kĩ năng cho HS, giúp HS nhận thức và hình thành hành vi BVMT thể hiện ở hình thức lớp bài.

Tuy nhiên các hình thức GDMT được chỉ đạo thực hiện cho HS còn chưa đồng đều. Điều này cũng được thể hiện khi khảo sát các GV cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về việc thực hiện các hình thức GDMT ở trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long của GV

TT Hình thức

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Không thực

hiện SL % SL % SL % 1 Lớp bài 75 100 2 Tham quan 55 73,3 13 17,3 7 9,3 3 Tổ chức cuộc thi 65 86,6 6 8 4 5,3 4 Câu lạc bộ 35 46,6 35 46,6 5 6,7 5 Dạy tích hợp, lồng ghép 70 93,2 5 6,7 6 Ngoại khóa 40 53,3 35 46,6 7 Dã ngoại thực tế 30 40 40 53,3 5 6,7

8 Tuyên truyền trên hệ thống

phát thanh của trường 75 100

Kết quả điều tra cho thấy: hình thức tổ chức GDMT chủ yếu tập trung vào: lớp bài, các tiết dạy tích hợp, lồng ghép, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, các cuộc thi và các buổi ngoại khóa. Việc xâm nhập thực tế như: dã ngoại, tham quan, các câu lạc bộ chưa được chú trọng một phần do kinh phí thực hiện hạn chế, mặt khác do e ngại trong công tác quản lý học sinh khi ra ngoài trường do HS TH còn nhỏ.

Trong những giờ học, việc vận dụng kỹ năng của HS vào thực tế BVMT trước hết là vệ sinh trường lớp, cá nhân và ý thức tham gia các hoạt động học tập đã làm được theo qui định. Tuy vậy trong quá trình thực hiện chưa chuyển thành thói quen thường xuyên, liên tục mà mới mang tính thời điểm.

Đối với HS TH nhận thức của các em mang tính trực quan, cụ thể đối với các sự vật hiện tượng, ở các em tri giác thường gắn với hành động vì vậy

GDMT phải được tổ chức dưới các hình thức phù hợp giúp các em được trực tiếp tham gia vào hoạt động của cuộc sống mới đem lại hiệu quả cao. Khi hỏi các em đã được tham gia vào các hình thức GDMT nào ở nhà trường, chúng tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)